Bài Dự Thi – Thư Viện Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải http://thuvien.utt.edu.vn Thu, 09 Dec 2021 03:23:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0 http://thuvien.utt.edu.vn/wp-content/uploads/2021/11/cropped-logo-512-32x32.png Bài Dự Thi – Thư Viện Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải http://thuvien.utt.edu.vn 32 32 KẾT QUẢ TRAO GIẢI CUỘC THI “ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 2021” http://thuvien.utt.edu.vn/ket-qua-trao-giai-cuoc-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021/ http://thuvien.utt.edu.vn/ket-qua-trao-giai-cuoc-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021/#respond Wed, 08 Dec 2021 07:56:59 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=203 Các bạn sinh viên UTT thân mến, cuộc thi đại sứ văn hoá đọc năm 2021 trên toàn quốc đã kết thúc.

Trong gần 100 bài dự thi của sinh viên UTT, Ban tổ chức đã lựa chọn được gần 30 bài đăng tham dự vòng sơ khảo tại Trường và từ vòng sơ loại chọn ra 4 bài dự thi vòng chung kết. Hơi đáng tiếc chưa có bài nào giật được giải trong cuộc thi trung kết và chưa thật sự có bài nào xuất sắc đạt giải nhất sơ khảo.

Tuy nhiên chúng ta lại có rất nhiều giải thưởng giá trị.

Thân gửi các bạn danh sách giải thưởng vòng sơ khảo của cuộc thi, các bạn có tên trong danh sách, liên hệ với BTC để nhận giải tới trước ngày 20/12/2021 nhé.

Chúc mừng các bạn./.

]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/ket-qua-trao-giai-cuoc-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 22: Nguyễn Thị Nhi 70DCVT21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-22-nguyen-thi-nhi-70dcvt21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-22-nguyen-thi-nhi-70dcvt21/#respond Mon, 15 Nov 2021 08:06:00 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=120 Đề thi số 2

Câu 1 : Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập , công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

Cuộc đời mỗi người giống như cuốn sách. Có những chương buồn bã, khổ đau nhưng cũng có những chương vui vẻ hạnh phúc. Có những chương tẻ nhạt, chỉ muốn lướt qua thật nhanh, nhưng cũng có những chương thú vị, khiến người ta hào hứng ,muốn đọc đi đọc lại. Dù thế nào, chúng ta cũng phải lật giở từng trang mới biết được điều gì đang chờ mình ở những chương kế tiếp. Mỗi chúng ta đều có những góc nhìn khác nhau về sách, chẳng hạn như có người thấy sách giúp ích cho việc học, phát triển kiến thức, còn có người thấy sách là công cụ giải trí,… Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể đọc được sách hiệu quả từ đó đưa ra các phương pháp.

Quy trình để đọc sách :

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách

Bước 2: Tìm hiểu thông tin cuốn sách

Bước 3: Xem mục lục của cuốn sách

Bước 4 : Xem lời giới thiệu, lời nói đầu

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt

Bước 6: Đọc thực sự, bắt đầu đọc kĩ và sâu

Phân tích quy trình

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách

Để bắt đầu vào việc tìm hiểu ,khám phá 1 cuốn sách thì việc đầu tiên ta phải xác định được mục đích đọc sách. Đọc sách để làm gì? Đọc sách gì? Đọc như thế nào cho phù hợp? Mục đích đọc sách rất quan trọng nó không những chỉ là đọc không mà nó còn ảnh hưởng đến cảm xúc quá trình đọc và kiến thức của chúng ta. Phải xác định mục đích đọc rõ ràng dẫn tới việc lựa chọn cuốn sách, cách đọc phù hợp với mình như:

  • Đọc để giải trí chúng ta chọn cách đọc nhanh
  • Đọc để học thì phải ghi chép, đánh dấu lại
  • Đọc để áp dụng vào kinh doanh, đầu tư thì mình phải ghi chép, đưa ra những danh sách những kế hoạch và mục tiêu cần phải làm

Bước 2: Tìm hiểu thông tin cuốn sách

Sách cũng như là tài sản của chúng ta vậy, chúng ta trân trọng sách yêu quý sách thì chắc hẳn rằng chúng ta sẽ muốn có cuốn sách mà mình thích và cuốn sách đó chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin thật kĩ càng

  • Tìm mua sách thật, không giả mạo
  • Đọc thông tin trên trang bìa của cuốn sách
  • Đọc về nhà xuất bản, tác giả
  • Thời gian sáng tác, địa điểm, lần thứ mấy,…

Bước 3: Xem mục lục của cuốn sách

Mục lục của cuốn sách cũng như tổng quan, bao quát về sách. Xem mục lục chúng ta có thể biết được có những tiêu đề gì nói về nội dung gì. Biết được cuốn sách sẽ đưa ta đến hành trình nào để chúng ta cùng khám phá và tìm hiểu.

Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời nói đầu.

Mỗi cuốn sách sẽ được tác giả đem những lời khuyên, những cảm nhận chân thật của tác giả khi viết sách. Khi ta đọc lời giới thiệu hay lời nói đầu ta sẽ cảm nhận được những tâm huyết của tác giả dành cho cuốn sách.

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt.

Như 1 cuốn sách nhỏ, lời nhỏ mà tác giả để lại phần kết luận và tóm tắt. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung trong cuốn sách một cách xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Bước 6: Đọc thực sự, bắt đầu đọc sâu.

Khi đã tìm hiểu xong tất cả các bước thì chúng ta bắt tay vào khám phá từng nội dung trong trang sách để có cái cảm nhận thực sự về nó, về câu chuyện mà tác giả đã viết.

Vậy 6 bước trên chính là quy trình đọc sách cơ bản mà không thể thiếu đối với chúng ta.

Phương pháp, cách đọc sách sâu hiệu quả:

  1. Khi bắt đầu vào từng chương, từng nội dung chúng ta sẽ đọc cho đến hết không được lật lại đọc dù quên cũng không được mở lại. Cho đến khi nào đọc xong, hoàn thành xong một lượt sau đó chúng ta sẽ mở lại đọc quay lại.
  2. Đọc sách ta phải dành thời gian ghi chép, đánh dấu lại những đoạn mà chúng ta cảm thấy tâm đắc, hay, ý nghĩa nhất. Ngược lại, cũng phải ghi chép lại những câu từ và đoạn nào mà mình không hiểu chưa thể giải đáp để khi đọc xong cuốn sách chúng ta có thể đi tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn.
  3. Mỗi khi đọc sách phải liên kết tới cuộc sống hiện tại của mình đây là kĩ thuật quan trọng nhất. Mình đưa bản thân mình vào vị trí và trở thành nhân vật ở trong câu chuyện đấy. Sẽ cảm thấy rằng chính bản thân ta đang trải nghiệm câu chuyện 1 cách chân thực nhất.
  4. Mỗi 1 ý tưởng trong sách phải vận dụng được vào trong cuộc sống bằng cách suy nghĩ rằng mình sẽ làm gì bằng ý tưởng này từ đó đưa ra những kế hoạch mục tiêu cho riêng mình
  5. Tự đưa ra 1 bản kế hoạch hành động cho mình mỗi khi đọc xong 1 cuốn sách và 1 thời gian sau kiểm tra xem mình đã làm được bao nhiêu cái ở trong bản kế hoạch đó rồi. Nếu chưa làm được thì đọc lại và làm lại từ đầu.

Đây là cách đọc, phương pháp đọc có hiệu quả không những chỉ đọc không mà đọc sách 1 cách có kỉ luật và có kế hoạch cũng rất quan trọng. Tùy vào thời gian sinh hoạt hàng ngày của mỗi người mà ta đưa ra thời gian đọc sách cho bản thân mình thật phù hợp. Mỗi ngày ít nhất ta dành ra 30 phút để đọc sách, đọc sách để cho tâm trí ta được tĩnh lặng. Hoặc có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi bất kể khi nào trí não có thể sẵn sàng tiếp thu kiến thức từ sách thì hãy đọc.

Không phải cuốn sách nào chúng ta cũng có thể đọc cũng có thể tìm hiểu mà phải phụ thuộc vào lứa tuổi, mức độ nhận thức. Phải biết được mình phù hợp với thể loại sách nào thì ta mới tìm mua đọc hơn hết là hiểu được cuốn sách đó. Ví dụ như : Nếu 16, 17 tuổi thì nên đọc những cuốn sách về phát triển bản thân, hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn,… sẽ phù hợp hơn. Còn nếu tuổi nhỏ mà đọc những cuốn sách về đầu tư, chứng khoán, kinh tế,… thì sẽ không hiểu gì. Nếu như là sinh viên thì bắt đầu tìm hiểu về đầu tư, marketing vì chúng ta đã được học qua các môn cơ bản ở trên lớp. Vì thế việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với lứa tuổi rất quan trọng. Tốc độ đọc cũng vậy, chọn cách đọc nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào mức độ phù hợp. Nếu đọc nhanh là đọc mà khi ta hiểu được cốt lõi hiểu được vấn đề, hiểu sâu nắm rất rõ. Còn đọc chậm là ta đọc để hiểu, để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề câu chuyện ở trong trang sách.

Phương pháp đọc sách của chúng ta có đúng hay không, có phù hợp, có hiểu quả hay không thì sẽ tác động vào trong học tập, trong công việc của mình. Đọc sách đúng cách, hiệu quả sẽ giúp việc học tập trở lên tích cực hơn, đọc sách cộng với tích cực ôn tập rèn luyện ta sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức hay và bổ ích. Sẽ tạo cho chúng ta được những kĩ năng mềm cần thiết để hành trang cho những mục tiêu phía trước. Còn trong công việc, đọc sách giúp chúng ta có được nhiều kiến thức nâng tầm nhìn cao hơn, mở rộng hơn. Có những kỹ năng xử lý khéo léo hơn nữa đọc sách dẫn đến con đường thành công, vì vậy hãy sử dụng đúng mục đích của sách

Đọc sách đúng cách không chỉ giúp phát triển kiến thức, tích lũy nhiều kĩ năng cho bản thân. Giúp trí não trở nên thông minh, không gian yên tĩnh là nơi lý tưởng để đọc sách, không ồn ào mọi thứ yên lặng phục vụ cho trí não tĩnh lặng. Từ đó, trí thông minh sẽ được sinh ra bởi sự tĩnh lặng. Đọc sách đúng cách hiệu quả sẽ đạt được sự tĩnh lặng của tâm trí ta nắm tới sự thông minh của bộ não.

Nhận thấy rằng nếu ta trải nghiệm nhiều câu chuyện trong cuốn sách, nhiều kiến thức ta sẽ đạt được ngưỡng cảnh đó là bạn bè, người thân những người xung quanh ta đều là những cuốn sách từ những câu chuyện của họ. Những gì diện ra xung quanh mình cũng là bài học, là sách. Bởi vì, mỗi ngày trôi qua đều là những trang sách.

Đối với bản thân tôi, với vai trò là 1 sinh viên Đại học. Sách không chỉ đem lại cho tôi kiến thức, những câu chuyện trong đời sống,… mà tôi còn ví sách như người bạn tri kỉ, người đồng hành , người bạn cùng tiến bởi vì sách mang lại cho tôi sự tĩnh lặng về tâm trí, giúp tôi nhận thức. Đọc chậm, đọc sâu giúp tôi nghiền ngẫm, thấu hiểu, nghiên cứu. Những cuốn sách về phát triển, kỹ năng giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn, những cuốn sách thể loại chuyện hài hước  giúp tôi giải trí thoải mái đầu óc sau những thăng trầm của cuộc sống và mọi thứ xung quanh, còn những cuốn sách thể loại truyện trinh thám đưa lại cho tôi những suy nghĩ logic hơn vận động trí não. Là sinh viên, sách mang lại cho tôi những kĩ năng mềm, những câu chuyện hoàn cảnh để tôi thực sự đắm chìm, những kiến thức bổ ích đầy đủ để tôi hành trang sẵn sàng cho tương lai phía trước.

Câu 2 : Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh ( chị ) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến công tác sinh hoạt của mọi người nhất là học sinh, sinh viên vì dịch mà không thể đến trường học. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức gián tiếp sẽ không thể phát huy nhiều hiệu quả đây là thời gian chúng ta phải tự học tập tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ở nhà chúng ta có nhiều thời gian để tìm tòi hơn, nhất là phải phát huy tính tự học tự tìm hiểu vào thời gian này.

Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, tôi có một số kế hoạch và các biện pháp để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn :

  1. Tuyên truyền đến mọi người những hiệu quả, lợi ích mà những cuốn sách mang lại
  2. Khi em tìm đọc được 1 quyển sách hay, ý nghĩa nhân văn em sẽ tuyên truyền hoặc kể lại những điều thú vị của quyển sách đó cho mọi người và khuyên mọi người lên tìm đọc
  3. Luôn là người tạo nguồn cảm hứng giúp mọi người tìm được cuốn sách cần tìm và phù hợp.
  4. Góp ý cho mọi người tích cực tham gia vào các ngày hội đọc sách, các hoạt động liên quan đến đọc sách
  5. Lập nhóm, hội hoặc câu lạc bộ những người yêu sách để trao đổi với nhau những cuốn sách hay, những kiến thức nhằm gắn bó, chia sẻ, giải trí, gắn kết mọi người với nhau.
]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-22-nguyen-thi-nhi-70dcvt21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 12: Trịnh Thế Anh 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-12-trinh-the-anh-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-12-trinh-the-anh-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:53:06 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=103 Đề thi số 1:

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh(chị) yêu thích, đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh(chị).

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, anh(chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc nhiều hơn?

                                       BÀI LÀM

Câu 1:

Ngày nay, khi cuộc sống quá vội vã chúng ta thường phải sống trong những ngày làm việc quá sức, điện thoại reo cả ngày, và khi màn đêm buông xuống chúng ta quá mệt mỏi đến mức chỉ muốn buông xuôi tất cả.Thế nhưng khi tỉnh giấc vào ngày hôm sau vẫn là list công việc dày đặc với hàng dài những công việc còn chất đống.Có bao giờ bạn tự hỏi: “Hôm nay mình đã làm được gì?” Có bao giờ bạn nghĩ trong đầu rằng: Một ngày nào đó, bạn sẽ thực hiện những dự án hay những kì nghỉ mà bạn vẫn muốn làm – nhưng cái “ngày nào đó” chẳng bao giờ xảy ra? Cuốn sách mà tôi chia sẻ hôm nay với mọi người  sẽ giải đáp những câu hỏi trên.

Phải thành thật với nhau rằng, mỗi một ngày người việt chúng ta bỏ ra 2,5 tiếng đồng hồ cho facebook và chưa tính các MXH khác. Tuy nhiên con số thực tế lại lớn hơn rất nhiều. Trước đây mình cũng đã từng rơi vào tình trạng này.Có phải bạn đang gặp trình trạng là mỗi khi mở cái laptop lên để làm việc, những các tin nhắn liên tục gửi đến từ mail, Zalo chat, Messenger, Fanpage, Telegram…v.v.Và thế là mình phải lao đầu vào phải xử lý những tin nhắn đó. Kết quả là mất nguyên một ngày, và công việc quan trọng của ngày hôm đó mình đã không hoàn thành được đúng kế hoạch đề ra.Kinh nghiệm rút ra cho tình huống này là chỉ phản hồi những nội dung quan trọng (gấp) trước, những vấn đề không thật sự gấp gáp thì để cuối ngày xử lý sau. Tập trung thời gian để làm những công việc quan trọng theo thứ tự ưu tiên của bạn.Đừng thức quá khuya hay dành thời gian quá nhiều cho các MXH, bởi điều đó không tốt cho sức khỏe của bạn chút nào. Bên cạnh đó MXH còn lấy đi khá nhiều thời gian và làm cho bạn mất tập trung vào công việc, làm cho hiệu suất làm việc của bạn giảm sút.Nếu bạn là người đã đi làm với công việc công ty bận rộn, việc nhà ngổn ngang…Hay bạn là học sinh, sinh viên, với lịch học dày đặc, môn này chất chồng môn kia đến nghẹt thở…Thì chúng ta đều có điểm chung muốn thoát khỏi đống hổn tạp đó, để xây dựng một cuộc sống mới quy củ hơn, dễ thở hơn và đặc biệt là hiệu quả hơn.Thì bạn đã đúng: cuốn sách “Make time” này thật sự hữu ích dành cho bạn.Là đứa con chung của Jake Knapp và John Zeratsky, “Make time” sẽ như một chiếc chìa khóa mở ra một cuộc sống mới cho bạn. Nó sẽ cho bạn biết dành thời gian không có nghĩa là trở nên thật năng suất, không phải là hoàn thành nhiều việc hơn và nhanh hơn.Mà trái lại, đây là một kiểu khuôn khổ giúp bạn dành được nhiều thời gian trong ngày cho những việc bạn thực sự muốn làm, bất kể đó là việc gì.“Make time” ra đời như một bước ngoặc để kéo sự chú ý của bạn ra khỏi những cám dỗ này và làm chủ được thời gian.

Đây là hình ảnh của cuốn sách tôi chia sẻ với mọi người.

Để làm việc học tập hiệu quả thì chọn ra việc quan trọng nhất với bạn là vô cùng quan trọng.Hãy viết việc đó ra, viết việc quan trong nhất với bạn ngay thời điểm này như một cam kết trịnh trọng sẽ hoàn thành nó bằng bất cứ giá nào. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hành động này sẽ hoạch định cho ta không bị lạc lối trước mớ công việc hỗn độn không hồi kết.Hãy biến hành động viết việc quan trọng nhất của bạn thành một nghi thức đơn giản hằng ngày. Bạn có thể làm việc này bất cứ lúc nào, tối muộn trước khi đi ngủ hay buổi sáng sớm với tách cà phê nóng, đều tuyệt cả! Đã xác định được chính xác mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm chính là lên kế hoạch cho nó.Việc lên lịch làm việc, chặn thời gian biểu đều quan trọng cả nếu bạn muốn hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.Cuốn sách không chỉ đề cập tới lên lịch một cách đơn thuần mà nó còn chỉ cho bạn cách bạn có thể dành ra thời gian cho việc ấy, như nói “Không” chẳng hạn.Có thể bạn là chú họa mi của những buổi sáng sớm, thích hợp cho hoàn thành công việc vào buổi sáng sớm, hay bạn là cú đêm, với thời gian tuyệt vời là những buổi đêm yên tĩnh thì tận dụng tuyệt đối thời gian vàng của bạn chính là điểm cộng sáng trong quá trình lên lịch mà cuốn sách tuyệt vời này đã nhắc đến.Khi đã xác định được lịch trình hoàn hảo cho một ngày làm việc tuyệt vời, thế nhưng rắc rối lại đến khi chuông điện thoại lại reo liên hồi hay những cám dỗ từ mạng xã hội.Điều này rất nguy hiểm nó có thể khiến bạn bỏ qua một bản kế hoạch làm việc hoàn hảo chỉ để dính mắt vào thứ màn hình phát quang. Thủ thuật chế độ tiêu điểm tập trung – làm chủ điện thoại mà “Make time” mang lại sẽ giúp ích rất nhiều cho việc này.Bạn nghĩ sao về chiếc điện thoại không gây nghiện. Nghe quá hấp dẫn đúng không? Điện thoại càng ngày càng thông minh, và nó thực sự cần thiết nếu bạn biết cách điều tiết hợp lí.Tuy nhiên nếu bạn không thể “Make time” sẽ cho bạn biết cách mà điện thoại thông minh không gây nghiện.

Vào mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy, cho dù bạn đã ngủ 5 thiếng hay 10 tiếng, bạn cũng đã có một khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái khỏi guồng quay công việc. Đây là thời điểm quan trọng trong ngày.Một ngày mới bắt đầu, não bạn được nghỉ ngơi, bạn chưa có lí do gì để phân tâm cả. Chưa có tin tức nào để căng thẳng và chưa có mail nào chất đống chờ giải quyết.Hãy hưởng thụ khoảnh khắc đó, đừng chạm vào công nghệ. Bạn càng trì hoãn lâu công đoạn check in buổi sáng này thì bạn càng bảo toàn được sự bình thản và dễ dàng tập trung hơn.Hộp thư đến luôn là một vấn đề nhức nhối với những bức thư không hồi kết. Ta luôn hy vọng vào một ngày không xa ta có thể làm trống hộp thư đến như một báo hiệu cho hiệu xuất công việc của chúng ta được tăng cao.Thế nhưng không phải thế. Thay vì cố gắng làm trống nó, hãy tránh xa nó thì tốt hơn. Khi bạn bắt đầu dành thời gian cho việc quan trọng nhất hằng ngày, bạn sẽ phải nhận ra rằng chúng ta phải dừng ngày quy trình email điên cuồng này.TV xuất hiện như một vị thần vào lúc chúng ta mệt mỏi, giúp ta thư giản và lấy lại năng lượng. Tuy nhiên vị thần ấy sẽ biến thành ác quỷ nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian quý báu cho nó mà đáng lí thay vì ngồi trước cái màng hình phát sáng ta phải đang nghiêm túc làm việc.Thế đấy, hãy để TV an ổn làm một vị thần và chúng ta chỉ nên gặp vị thần này vào những dịp đặc biệt như một món quà cho sự cố gắng của mình hơn.Có được sự tập trung là cả một quá trình đấu tranh, thế nhưng để duy trì được nó còn khốc liệt hơn cả việc giữ một tòa thành đang bị quan địch tứ phía bao vây. Đặc biệt là trong thời kì hỗn loạn thông tin này. Hãy đóng chặt cửa và đeo tai nghe cho đến khi xong việc.Nghe có vẻ thô sơ nhưng lại đạt hiệu quả đến bất ngờ. Tự đặt thời gian cũng là cách bạn dễ tập trung hơn. Chia nhỏ việc quan trọng nhất ra và làm từng phần nhỏ một như tiến lên bật thang từng bước từng bước.Nó sẽ khiến cho bạn không dễ bỏ cuộc vì động lực hoàn thành phần trước sẽ đốt cháy nhiệt huyết và đam mê của bạn, khiến bạn không ngừng nổ lực tiến về phía trướcBạn cảm thấy bật một đoạn nhạc tập trung trong quá trình làm việc thế nào? “Make time” đã đề cập đến vấn đề này một cách nhẹ nhàng nhưng lại hiệu qua để tiếp thêm động lực cho bạn tiếng bước.

Khi đã xác định mục tiêu, lên lịch hoạt động và cố gắng tranh lấy từng chút một sự tập trung thế nhưng vấn đề từ chính cơ thể mệt mỏi lại cản trở bạn, thật không hay chút nào nhỉ?Để quản lí thời gian hiệu quả, bạn đồng thời cũng phải quản lí năng lượng của bản thân một cách hiệu quả. Và bạn hãy nhớ, những gì bạn làm mỗi ngày quan trọng hơn nhiều so với những gì bạn thỉnh thoảng mới làm một lần.Vận động là một cách tuyệt vời để nạp năng lượng. Bạn nghĩ sao khi tập thể dục chỉ trong 30 phút… Thật ra năng lượng và tâm trạng có được từ buổi tập thể dục có thể kéo dài cả ngày, và thực ra những bài tập đơn giản sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với những bài tập phức tạp.Đừng căng thẳng về sự hoàn hảo. Nếu bạn chỉ có thể tập thể dục bốn trong bảy ngày thì dù sao bốn ngày vẫn tốt hơn ba ngày đúng không!Nếu hành động là cách đánh thức năng lượng thì ăn uống và ngủ nghỉ như cách bảo tồn và duy trì năng lượng. Cũng như tình yêu vậy, đúng người đúng thời điểm sẽ làm mối tình thăng hoa thì ăn đúng thực phẩm và thức dậy đúng lúc sẽ làm cho năng lượng trong bạn tràng trề.Chúng ta đều đã lớn, đủ nhận thức để biết cách chọn thực phẩm nên ăn và thời gian nên ngủ.Đó cũng là lời cam kết cho quá trình tái tạo và duy trì năng lượng để làm việc hiệu quả.Một lần nữa cuốn sách lại đề cập đến mạng xã hội như một thứ bạn phải tránh xa nếu muốn bảo tồn và duy trì năng lượng của chính mình. Thay vì vậy, hãy tiếp xúc nhiều với thiên nhiên hơn. Năng lượng từ đại tự nhiên sẽ giúp bạn bình tĩnh và sắc sảo hơn một cách rõ rệt.Thiền sẽ là giải pháp giúp giảm căng thẳng, tăng hạnh phúc và lợi ích của nó cũng đã được ghi nhận. Hơn cả nó nạp năng lượng cho trí não và tăng cường sự tập trung. Thiền không có gì đáng xấu hổ, đó chỉ là một cách cho đầu óc bạn nghỉ ngơi.Hãy làm cho cuộc sống và công việc của bạn trở nên thật riêng tư, đó là cách để bảo tồn năng lượng của chính mình.

Make time” đã đưa tôi qua một quá trình dài từ những bước đầu tiên để quản lí thời gian và đến đây chúng ta nên kiểm chứng những thành quả của mình rồi. Khoa học và cuộc sống không thể tách rời…Cuốn sách giúp tôi biết cách áp dụng một ít khoa học để điều chỉnh hệ thống phù hợp với thói quen lối sống sở thích thậm chí là cơ thể của tôi. Nó giúp tôi hiểu rằng khoa học rất đơn giản, nếu tôi biết cách áp dụng nó vào phương pháp quản lý thời gian thì mọi thứ trở nên rất đơn giản. “make time” giúp tôi tìm lại cân bằng trong cuộc sống, phát triển sự nghiệp hiện tại, hoặc thậm chí chuyển sang sự nghiệp mới, giúp tôi tìm lại sự tập trung với những thứ tôi yêu thích. Nó đã thay đổi cuộc sống của tôi. Đó là những nhận thức của  tôi sau khi đọc được cuốn sách nay, tôi mong mọi người cũng đọc nó và cảm nhận được ý nghĩa của cuốn sách mang lại cho bạn.

Đó chính là bài tiểu luận của tôi về cuốn sách mà tôi yêu thích nhất, mong các bạn đọc và cho nhận xét về bài tiểu luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu 2:

Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

– Thứ nhất: em sẽ giải thích cho họ biết những am hiểu của em về việc đọc sách

+ Sách mang lại kiến thức bổ ích cho chúng ta;

+ Giúp cho ta hiểu thêm về cuộc đời của những con người bất hạnh;

+ Qua đó, nhằm rèn luyện những cảm xúc mà ta đang có và bổ sung thêm những tình cảm ta chưa có;

+ Giúp chúng ta thêm yêu đời, hạnh phúc khi thấy mình vẫn may mắn hơn những mãnh đời đang lưu lạc ngoài xã hội;

+ Làm đồ vật cho chúng ta giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi hay là một người bạn bên cạnh chúng ta lúc cần.

– Thứ hai: cùng nhau quyên góp những quyển sách mình sử dụng rồi hoặc chưa sử đụng để khuyến khích chưa những người nghèo không đủ điều kiện mua sách

– Thứ ba: tuyên truyền với cộng đồng cùng nhau tìm hiểu sách

3. Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
  • -Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
  • -Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
  • -Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.
  • -Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
  • -Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:”hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn” và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
  • -Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
  • -Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc
]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-12-trinh-the-anh-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 13: Phạm Ngọc Thăng 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-13-pham-ngoc-thang-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-13-pham-ngoc-thang-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:51:09 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=100 Đề thi số 1:

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).

      “Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí,cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì tật bệnh vô lý hay một sự tình cờ bi đát nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời”.   

      Đây là câu nói mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất trong cuốn sách ‘Thép đã tôi thế đấy’ của tác giả Nhi-ca-lai A-xtơ- rốp-xki. Không phải chỉ vì một câu nói hay mà tôi đã yêu thích quyển sách này mà còn vì cuốn sách cho tôi thấy cái chết không phải là việc đáng sợ nhất. Nhân vật chính và những người đồng đội của mình đã sống đúng như cách mà những thanh thép được tôi luyện. Dưới sự dẫn dắt của Đảng cộng sản đã từng bước vượt qua những con đường gian khổ, trưởng thành lên trở thành thế hệ thanh niên Xô viết quả cảm đầu tiên.

     Tôi đã đọc cuốn Thép đã tôi thế đấy một cách say mê, ngấu nghiến, cuốn sách mở ra cho tôi biết bao nhiêu điều thú vị, lôi cuốn và cảm động. Pa-ven hay chính tác giả Nhi-ca-lai A-xtơ- rốp-xki đã phải chôn chân bên giường bệnh của mình trong quá trình cho ra đời quyển sách khi mà bệnh tật đã tàn phá chín phần mười cơ thể của ông, mù lòa và bại liệt.

     “Anh trước hết là người của Đảng, sau đó mới là người của em và những người thân khác”.

       Không chỉ Pa-ven, còn có những thanh niên khác như Xéc-gây bạn thân anh bất chấp việc người nhà hết lòng can ngăn, đe dọa nhưng cũng không sao chia cách được tình yêu của anh với Đảng, cả cô em Va-li-a cũng không tiếc chi đời xanh và cái chết của cô vẫn còn ám ảnh tôi mãi.

“Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm”.

Khi thời bình được lập, thật đáng buồn khi thấy những lớp thanh niên ngày nay chỉ biết sống an phận, sống thiếu lí tưởng, hoài bão, họ đã quên thế nào là lí tưởng Đảng, lí tưởng cách mạng. Những “thanh thép Pa-ven” cũng đã không còn nữa, liệu xã hội ngày nay với lớp trẻ có thái độ sống thiếu tích cực như vậy có thể xây dựng một xã hội tiến bộ để tiếp tục những công việc mà những người đi trước để lại? Có lẽ họ đã không biết rằng để cho ra lò những thanh thép cứng cáp như Pa-ven phải ở trong lò nung ngàn độ. Phải chống chịu với giặc rét, giặc thổ phỉ, giặc bệnh tật, bị sưng phổi nặng và bị thương hàn. Đồng đội đã tưởng Pa-ven bị chúng quật ngã nhưng hết lần này đến lần khác, anh đã một lần nữa thập tử nhất sinh mà sống trở lại. Có lẽ thần Chết cũng không thể nào thắng nổi lòng ham sống, ham chiến đấu của anh.

                “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
                     Tuổi hai mươi làm sao không tiếc
             Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”

      Để có một nền Xã hội chủ nghĩa, một cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, nhiều người đã ra đi không chút “tiếc tuổi hai mươi” của mình để chiến đấu. Không ngại hi sinh, gian khổ như những Pa-ven, những Xéc-gây, những Va-li-a, những Giắc-ky, cả một lớp thanh niên lao động. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến Quỳnh-sơn ca, Vịnh-sưa, Mừng, Bồng-da rắn trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán. Các em thậm chí đã ngã xuống khi chưa đến tuổi đôi mươi, chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những lớp người đầu tiên đó đã ra đi, làm tấm gương soi sáng cho thế hệ tầng lớp sau này vì những chiến công hiển hách, vì họ là những bông hoa làm đẹp thêm cho đời.

       Có những lần trong cuộc sống, tôi cảm thấy chênh vênh, muốn buông xuôi tất cả. Năm lên 12, khi tôi quyết định ôn thi vào đại học, phải nói những ngày tháng đó làm tôi không muốn nhớ lại. Đầu óc tôi như một tờ giấy trắng, tôi không có khái niệm, cũng chả có một chút gì về bài vở do sự ham chơi bỏ bê học hành từ trước. Có những lúc tôi đã muốn bỏ cuộc suy nghĩ là ở nhà kiếm cái nghề tự nuôi bản thân, nhưng khi thấy được cuốn sách ‘Thép đã tôi thế đấy’ nó như mở ra cho tôi niềm hi vọng. Sự quyết tâm với tất cả nỗ lực không lùi bước. Cạnh đó là hình ảnh vất vả sớm hôm của cha mẹ lại tiếp thêm cho tôi động lực giành lấy một tấm vé vào đại học một cơ hội để thay đổi cuộc sống sau này trong sự sung túc đầy đủ. Và nhờ cuốn sách ấy, mỗi khi tôi cảm thấy áp lực tôi lại ngồi nhẩm trong đầu dòng suy nghĩ của Pa-ven.

        “Thế chỉ là anh hùng rơm đây thôi mi ạ! Tự sát như thế, một thằng khốn nạn bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu cũng làm được. Đấy là lối thoát dễ nhất mà cũng là hèn nhất. Sống có khó khăn thì làm một phát cho xong đời. Nhưng mi đã thử chiến thắng cuộc đời hóc hiểm ấy chưa? Mi đã làm hết cách để dứt ra khỏi vòng đai thép đang chịt lấy cổ mi chưa? Mi quên rồi sao, trước thành Nô-vô-gơ-rát Vô-lưn-ski, mi và đồng đội của mi đã từng tung mười bảy đợt xung phong một ngày và đã biết chống lại tất cả để chiếm kỳ được lấy thành? Thôi hãy cất súng đi và đừng có hở chuyện này với ai. Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa. Hãy làm cho đời mi còn có ích”.

         Rồi như một cái xe không phanh, tôi lao vào học, tôi đã làm được, cho đến tận bây giờ tôi vẫn không tin mình đã làm được như thế. Tôi đã dũng cảm vượt qua những giây phút yếu mềm để vực dậy lòng tự tin không thể để cho cuộc đời mình trôi qua một cách hoang phí như cái cách mà Pa-ven đã làm khi anh đã chán nản đến độ muốn kết liễu đời mình.

       “Thép đã tôi thế đấy” ra đời không chỉ thổi bùng ngọn lửa đấu tranh, ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga lúc bấy giờ, mà nó còn đề cao tinh thần ham sống và phẩm chất của con người mãi còn vang dội trong thế hệ trẻ ngày nay. Pa-ven có thấy sợ hãi, có thấy đau khổ khi đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại? Hoàn toàn ngược lại, Pa-ven vui sướng, coi đó là sức mạnh khắc phục thống khổ, hạnh phúc. Và cảm ơn Pa-ven, cảm ơn “Thép đã tôi thế đấy” đã thay đổi con người tôi từ đấy. Khi việc tìm kiếm quyển sách không quá khó khăn như trước nữa, sao bạn không thử tìm đọc nó? Tôi nghĩ bạn sẽ không tiếc thời gian đã bỏ ra, nhất là sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết đẹp đẽ ấy.

Câu 2: Nếu được chọn làm Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

      Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách. Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi. Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

     Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách. Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh. Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách. Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người. Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta. Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách.

       Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:

       Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách. Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

      Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ? Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang?Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

       Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng. Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất. Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu chập chững bước chân vào đời. Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ. Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã không còn cảm thấy quá bỡ ngỡ trước những sự dối trá lọc lừa, hay hiểu được tính tình cách ứng xử với từng người sao cho cả ta và họ đều thấy thoải mái nhất. Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

       Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái. Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để “nghiền” một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó…Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.

        Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.

     Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách. Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.

      Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.

     Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.

     Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao…Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn… Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại.

     Tôi làm được, và bạn cũng thế!

]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-13-pham-ngoc-thang-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 14: Nguyễn Thanh Lâm 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-14-nguyen-thanh-lam-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-14-nguyen-thanh-lam-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:49:55 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=97 Đề thi số 2

Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng bản thân.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kể hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

Câu 1: Phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng bản thân.

“Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”. Đọc sách, báo là cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ, tự hoàn thiện bản thân. Song không phải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muôn. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần phải có phương pháp và kĩ năng đọc. Nhưng phương pháp và kĩ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế mà hình thành nên. Nếu tự bản thân mỗi người cô gắng và luyện tập thì sẽ đọc tốt, thu được nhiều kết quả.

Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách là công cụ ghi chép lại những hiểu biết tri thức của con người về mọi lĩnh vực như cuộc sống, con người, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Vậy đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Cho nên: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.

> Cuốn sách hay nên đọc: Nếu Tôi Biết Được Khi Còn 20

Đọc sách quan trọng như vậy, nhưng muốn có hiệu quả thì cần có phương pháp đọc sách. Trước hết, cần xác định mục đích rõ ràng khi đọc sách. Không có mục đích thì việc đọc là vô ích bởi phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định. Bạn cần phải biết mình đọc sách để làm gì, tiếp đến là cần đọc những gì và cuối cùng là đọc như thế nào. Có như vậy, bạn mới có động lực đọc sách và không thấy một mỏi hay chán nản.

Hãy lựa chọn sách mà đọc. hãy đọc những gì mình cần chứ đừng đọc hết những gì mình có. Tất nhiên là lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi, sở thích của mình. Hãy tránh xa nhưng quyển sách xấu. Sách xấu cũng giống như một người bạn xấu, sớm muộn gì cũng lan nhiễm thói xấu đến mình.

Để đọc thành công một quyển sách, bạn cần phải kiên trì. Trước hết, hãy đọc trang đầu và em kĩ phần mục lục sách để biết nội dung sơ lược của quyển sách ấy. Việc này rất quan trọng, nó giúp bạn đưa ra quyết định là đọc tiếp hay dừng lại. Nếu bạn quyết định đọc tiếp thì hãy xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu: ta đọc giới thiệu hay tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả.

Đừng đọc vội vã, hãy xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Sau khi đã có được thông tin về nội dung và mục đích cuốn sách, ta sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị.

Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, ta cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Đọc lướt qua nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách. Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị. Đọc toàn bộ nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong quá trình tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách.

Mỗi cách đọc sách trên đây có thế đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khác nhau. V. I. Lênin đã khuyên chúng ta: “Sau lần đạc đầu tiên phải ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư,…”. Nghĩa là cần đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm kĩ càng chứ đừng đọc qua loa, đại khái. Đọc vội vã tuy đọc được nhiều nhưng kiến thức đọng lại chẳng bao nhiêu, chỉ làm tốn thời gian và sức lực mà thôi.

Hãy tập trung chú ý cao độ khi đọc sách. Đây là việc khó, đòi hỏi một sự say mê, có nghị lực và mục đích thật rõ ràng. Cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quà trình tư duy trong khi đọc.

Ngoài ra, ta cần phải tích cực tư duy khi đọc. Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra xem ta học được diều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biết gì, kinh nghiệm gì cho bản thân, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc.

Việc đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép. Ý nghĩ không được ghi chép lại chỉ là một kho báu bị giấu biệt. Sách làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, tạo khả năng, con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.

Đọc sách rất quan trọng vì nó mang lại những lợi ích thiết thực và rất to lớn cho con người. Sách giúp cho học sinh chúng ta nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy hằng mây nghìn năm để rèn luyện bản thân, để “nên người, học giỏi” đúng như lời nhận định của M. Ancost: “Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hi vọng, khép lại thì đem đến điều hữu ích.” Thế nhưng, để có được kết quả đó, đòi hỏi mỗi học sinh phải đọc sách đúng cách.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kể hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

1. Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

Người ta có câu ”Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn”. Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.

Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ”Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”

2. Biện pháp, kế hoạch gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn

Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách.Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người. Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách.

Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách. Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ? Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang? Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất. Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công. Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để “nghiền” một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó…Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.

Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.

Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách.Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.

Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.

Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.

Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao…Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn… Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại. Tôi làm được, và bạn cũng thế!

3. Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
  • Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
  • Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
  • Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.
  • Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
  • Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:”hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn” và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
  • Mở các sự kiện trao đổi sách
  • Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
  • Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

Một số mẹo giúp đọc được nhiều sách hơn:

  • Mang sách theo bên mình mọi lúc mọi nơi để tranh thủ những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc sách nhiều hơn. Đặc biệt là sách điện tử.
  • Hãy tạo một danh sách các đầu sách bạn dự định sẽ đọc.
  • Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau. Việc này giúp giữ cho tâm trí và suy nghĩ của bạn luôn tươi mới.
  • Chia sẻ những gì bạn đã đọc được. Việc chia sẻ những điều bổ ích mình đã đọc được là một biện pháp rất hữu hiệu để mọi người có thể biết thêm nhiều cuốn sách hay và bổ ích khác.
  • Nghe sách nói. Điều này có thể chưa hợp lý đối với văn hóa đọc tuy nhiên nó cũng giúp bạn nắm được rất nhiều nội dung mới của những cuốn sách hay khi bạn đang di chuyển.
  • Luôn tìm kiếm những quyển sách hay, nếu bắt gặp lướt qua ở đâu hãy chụp ảnh hoặc note lại và sau đó hãy kiếm tìm chúng.
  • Hãy ưu tiên việc đọc sách. Một ngày chỉ có 24 giờ, hãy ưu tiên cho việc đọc sách thay vì lướt facebook hay xem Netflix.

  • Hãy lập thời gian biểu cho việc đọc sách, điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày.
]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-14-nguyen-thanh-lam-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 15: Trần Quốc Trọng 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-15-tran-quoc-trong-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-15-tran-quoc-trong-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:48:06 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=94 Đề thi số 1

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh(chị ) yêu thích, đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh(chị)

 Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.

 Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác.

 Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.

 Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.

Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.

 Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.

 Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…

Câu 2: Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, anh (chị) có biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn

Nếu như em được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, trong khả năng của mình, em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong môi trường đại học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giảng viên , bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh sinh viên, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi sinh viên trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sạch thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. “Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!”

Để khuyến khích sinh viên trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn sinh viên.

]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-15-tran-quoc-trong-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 16: Nguyễn Hoàng Hải 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-16-nguyen-hoang-hai-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-16-nguyen-hoang-hai-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:42:08 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=91 Đề thi số 2

Câu 1:

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó” hay nhà văn  M.Go-rơ-ki với câu nói “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” được đông đảo mọi người biết đến. Quả đúng như vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Sách chính là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,.. Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn sinh viên chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, công nghệ để bổ sung kiến thức về các học phần có trong chuyên nghành. Nhưng đối với tình xã hội hiện đại và phát triển gần như đã giết chết thói quen đọc sách mỗi ngày của con người. Chúng ta bận rộn trong cuộc sống hằng ngày do đó lượng người không có thói quen đọc sách gần như là không đếm được. Nếu bạn nằm trong số người không đếm được đó, thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều thứ mà một cuốn sách có thể mang lại. Sau đây sẽ là một vài phương pháp đọc sách hiệu quả có thể giúp ích cho các bạn…

Thứ nhất, trước khi đọc sách thì chúng ta cần biết chọn sách để đọc. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh.Chúng ta chọn sách để đọc bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Nên chọn được một cuốn sách là điều vô cùng cần thiết.

Thứ hai, khi cầm cuốn sách thì cần phải biết chúng ta nắm được gì qua bìa của cuốn sách trước khi đến với nội dung. Những thứ chúng ta phải chú trọng như: Nhà xuất bản, tác giả của cuốn sách, lời mà các tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc qua phần lời nói đầu và phần quan trọng nhất của mỗi cuốn sách đó là mục lục. Mục lục sẽ giúp chúng ta tổng quan về nội dung trước khi đến với việc đọc và hiểu. Đơn giản chỉ là khi bạn muốn làm việc gì thì bạn phải hình dung thứ tự thực hiện công việc đó. Và đọc sách cũng vậy, Hãy xem qua phần mục lục trước. Phần này giống như tóm tắt các ý chính của quyển sách. Có những quyển sách bạn không nhất thiết phải đọc từ đầu tới cuối. Bằng việc xem qua trước mục lục, bạn có thể biết được phần nào cần thiết, phần nào thú vị để có thể đọc ngay vào phần đó. Bên cạnh mục lục thì phần giới thiệu sách hay là lời mở đầu cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên bỏ qua phần này. Vì trong đó tác giả có thể sẽ đề cập đến cách để sử dụng quyển sách một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba, sau khi lướt qua cuốn sách một lần, bạn đã biết đại khái nội dung cuốn sách. Giờ là lúc bạn cần đọc kỹ để hiểu được cặn kẽ nội dung của nó. Tùy vào từng phần nội dung mà bạn lựa chọn cách đọc cho hợp lý. Nội dung nào dễ, có thể hiểu nhanh thì bạn chỉ cần đọc lướt qua, nắm ý chính là được. Với những phần khó hơn, bạn cần vừa đọc vừa nghiền ngẫm cho thấm. Nếu có thể hiểu được thì tốt, không hiểu được thì cũng không sao, bạn có thể đọc lại sau. Có một vài lưu ý vô cùng quan trọng khi chúng ta đọc sách như là:

+) Không Nên Chỉ Đọc Một Lần:

Hầu hết mọi người đều đọc một cuốn sách đúng một lần rồi bỏ. Đó là một sai lầm mà nhiều người mắc phải. Vì bạn khó có thể nắm được hết tinh thần của quyển sách với chỉ một lần đọc. Chắc chắn sẽ có những chỗ mà bạn chưa hiểu được cặn kẽ vấn đề. Đó là lý do tại sao bạn cần đọc lại quyển sách hơn một lần.

+) Ghi Chú Lại Những Phần Quan Trọng

Sẽ có những đoạn thú vị, các trích dẫn quan trọng,… mà bạn sẽ muốn lưu lại để sử dụng cho sau này. Những trích dẫn như thế sẽ rất có ích đối với bạn sau này. Chẳng hạn bạn có thể dùng để tham khảo khi viết một bài viết, hoặc đề cập đến trong một cuộc nói chuyện. Hơn nữa, đó có thể là những phần trọng yếu của quyển sách, phục vụ cho mục đích của bạn khi đọc quyển sách đó. Vì thế, trong quá trình đọc sách, hãy ghi chú lại những gì bạn cảm thấy tâm đắc, có giá trị.

+) Phản Biện Khi Đọc

Tuy bạn đọc sách để tham khảo, học hỏi nhưng không phải tất cả những điều trong sách nói đều hợp lý. Bên cạnh tiếp thu những kiến thức có giá trị, bạn cũng cần phải sẵn sàng phản biện những điều mà bạn cho là chưa đúng. Vậy làm thế nào để biết là nó chưa đúng? Bạn có thể vận dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy. Và nếu đọc thấy chỗ nào mà bạn nghi ngờ không biết có đúng hay không, hãy tìm những nguồn tham khảo có uy tín khác để xác nhận.

+) Phân Tích, Suy Ngẫm

Đừng chỉ đọc suông, hãy cố gắng phân tích xem: Vì sao tác giả lại viết như vậy? Hãy tự hỏi một số câu hỏi: Tại sao tác giả lại dùng ý này? Liệu có thể dùng ý khác hay không? Tác giả kết luận vậy đã đầy đủ chưa? Có cần bổ sung gì không? Khi có những phân tích, suy ngẫm như vậy bạn sẽ hiểu sâu cuốn sách hơn.

Và cuối cùng, bạn có biết điều lãng phí nhất khi đọc một quyển sách là gì không? Đó là đọc xong mà không áp dụng, thực hành gì cả. Kiểu giống như đầu năm bạn lập mục tiêu hoành tráng lắm, xong rồi lại để đó mà không bắt tay vào hành động thì ước mơ vẫn chỉ là mơ ước. Bạn đã tốn công sức, thời gian để đọc một quyển sách thì hãy tìm cách để vận dụng triệt để những điều trong sách vào công việc cũng như cuộc sống. Hãy đúc kết lại những điều đã học được, rút ra được những bài học quý báu từ sách và tự hỏi: Mình có thể ứng dụng những điều này như thế nào đây?

Trên kia là những phương pháp đọc sách hiệu quả nhất mà tôi đã đúc rút cho bản thân, còn sau đây là tác động của việc đọc sách có hiệu quả đến với cuộc sống.

Đầu tiên là việc mở rộng vốn từ. Mọi thứ bạn đọc mỗi ngày sẽ giúp cho não bộ luôn luôn được “nạp” kiến thức và thông tin. Bạn sẽ không thể lường trước được khi nào bạn sẽ cần đến những kiến thức đó. Vì vậy, đọc sách mỗi ngày giúp bạn được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất có thể để sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức mà bạn phải đối mặt. Thêm nữa, đây cũng là điều đáng để các bạn cân nhắc về việc tạo cho mình một thói quen đọc sách: khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, hãy nhớ rằng, bạn có thể bị lấy mất mọi thứ như công việc, tiền bạc thậm chí là sức khỏe, nhưng kiến thức mà bạn có được từ sách thì vẫn ở đó, trong đầu bạn và mãi không ai có thể lấy đi.

Việc đọc sách giúp mở rộng vốn từ cũng tương tự như vậy, bạn càng đọc nhiều sách bao nhiêu, thì vốn từ vựng của bạn cũng vì thế mà càng dày lên bấy nhiêu. Và vốn từ vựng cũng là thứ tài sản giống như tri thức, nó là của riêng bạn mà bất kì ai sử dụng phương pháp nào cũng không thể mang vốn từ của bạn đi.

Đối với khả năng ghi nhớ của mỗi người, khi bạn đọc một cuốn sách, bạn phải ghi nhớ rất nhiều thứ từ hàng loạt các nhân vật, bối cảnh câu chuyện, diễn biến câu chuyện cũng rất nhiều những tình tiết khác nữa. Việc phải ghi nhớ những gì mình đọc được khiến não bộ phải hoạt động tích cực hơn.

Do đó, nếu bạn có thói quen đọc sách hàng ngày, thì bộ não của bạn sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ một cách đáng kể. Có một sự thật rất đáng ngạc nhiên đó là, khi bạn tạo ra một kí ức mới, não sẽ tạo ra những sự liên kết mới và làm những liên kết cũ mạnh mẽ hơn. Vì vậy mới nói, đọc sách không những giúp bạn tạo ra rất nhiều sự liên kết kí ức mới, mà còn làm những kí ức cũ mạnh mẽ hơn. Nhờ vậy, những người có thói quen đọc sách thường có khả năng ghi nhớ rất tốt.

Ngoài những tác động trên thì đọc sách cũng là một cách để chúng ta giải trí vô cùng hiệu quả. Mặc dù hiện nay có rất nhiều những phương tiện và hình thức giải trí hiện đại, song sách vẫn là một hình thức giải trí mà không một hình thức nào có thể thay thế. Dù bạn có phải chịu áp lực trong công việc, trong học tập, trong các mối quan hệ hoặc trong bất kì vấn đề gì khác như thế nào đi chăng nữa, thì tất cả những áp lực đó đều sẽ được thổi bay khi bạn đắm mình trong những trang sách với những câu chuyện hấp dẫn.

Một tiểu thuyết hay với cách viết tuyệt vời có thể mang tâm hồn bạn rời xa những áp lực hiện có và đắm chìm trong thế giới của các nhân vật trên trang sách và dần cảm thấy được thư giãn. Sau đó, khi gấp sách lại, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn để đối mặt với những áp lực hiện tại và dễ dàng giải quyết nó một cách ổn thỏa.Do đó mới nói, giải trí bằng sách là hình thức giải trí không một hình thức nào có thể thay thế được.

Ngoài ra đọc sách còn tập cho chúng ta khả năng ghi nhớ và vận dụng. Trong thế giới hiện đại không ngừng vận động, thì sự tập trung và chú ý của mỗi chúng ta bị phân tán và chia thành hàng trăm hướng cho hàng trăm công việc mà chúng ta phải thực hiện mỗi ngày. Nhưng khi đọc một cuốn sách thì khác, tất cả sự chú ý của bạn sẽ chỉ dành cho câu chuyện đó, phần còn lại của thế giới sẽ bị bạn bỏ ngoài tâm trí khi bạn “phiêu” trong câu chuyện. Bạn sẽ tập trung đến từng nhân vật và từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bạn tập trung đọc sách trong khoảng 15 đến 20 phút trước khi bắt đầu học tập hoặc làm việc, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự tập trung học tập, làm việc của mình vào ngày hôm đó. Vì vậy, hình thành thói quen đọc sách còn là giúp bản thân cải thiện khả năng tập trung và chú ý. Với những lợi ích vô cùng to lớn trên, thì dù có nhiều hình thức giải trí hiện đại đến đâu, nhiều công cụ hỗ trợ ghi nhớ như thế nào thì vẫn không thể thay thế được sách cũng như vai trò của sách đối với đời sống con người.

Câu 2:

Người ta có câu ”Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn”. Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.

Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ”Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”

Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách.Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người. Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách. Sau đây là

Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách. Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ? Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang? Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất. Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công. Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để “nghiền” một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó…Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.

Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.

Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách.Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.

Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.

Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.

Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao…Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn… Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại.


Đây là một số biện pháp nhằm khuyến khích mọi người tham gia đọc sách:

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
  • Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
  • Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
  • Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.
  • Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
  • Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:”hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn” và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
  • Mở các sự kiện trao đổi sách
  • Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
  • Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc


Sau đây là một số biện pháp giúp mọi người cảm thấy hứng thú hơn khi đọc sách

  • Mang sách theo bên mình mọi lúc mọi nơi để tranh thủ những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc sách nhiều hơn. Đặc biệt là sách điện tử.
  • Hãy tạo một danh sách các đầu sách bạn dự định sẽ đọc.
  • Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau. Việc này giúp giữ cho tâm trí và suy nghĩ của bạn luôn tươi mới.
  • Chia sẻ những gì bạn đã đọc được. Việc chia sẻ những điều bổ ích mình đã đọc được là một biện pháp rất hữu hiệu để mọi người có thể biết thêm nhiều cuốn sách hay và bổ ích khác.
  • Nghe sách nói. Điều này có thể chưa hợp lý đối với văn hóa đọc tuy nhiên nó cũng giúp bạn nắm được rất nhiều nội dung mới của những cuốn sách hay khi bạn đang di chuyển.
  • Luôn tìm kiếm những quyển sách hay, nếu bắt gặp lướt qua ở đâu hãy chụp ảnh hoặc note lại và sau đó hãy kiếm tìm chúng.
  • Hãy lập thời gian biểu cho việc đọc sách, điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày.
]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-16-nguyen-hoang-hai-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 17: Nguyễn Văn Triệu 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-17-nguyen-van-trieu-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-17-nguyen-van-trieu-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:40:48 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=88

Đề thi số 1

Câu 1.

Sách Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie. Là cuốn sách độc nhất về thể loại self-help , liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất do tờ báo The New York Times vote suốt 10 năm liền. Cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Chúng có tác động làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên toàn cầu.

Đắc Nhân Tâm một cuốn sách hay về nghệ thuật sống.Tôi đã từng được nhiều người nhận xét đây là cuốn sách nên đọc trong đời, cuốn sách gối đầu giường.Tôi cảm thấy từng bài học trong cuốn sách thật sự rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày và tôi có thể áp dụng được nó. Tôi biết lắng nghe cách mọi người nói, cách đối xử với mọi người khác hẳn, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, không còn tuỳ tiện phán xét người khác.

Cuốn sách Đắc Nhân Tâm được tác giả chia làm 4 phần. Mỗi một phần là với những bài học theo những cách riêng. Nội dung phần 1 của cuốn sách Đắc Nhân Tâm sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và các chú ý về việc xử sự  với các mối quan hệ như: Đừng nên chỉ trích, oán trách, than phiền; muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong; chỉ trích một ai đó là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để xử sự rộng lượng, vị tha mới là điều khiến chúng ta đáng tự hào; bí mật lớn nhất trong phép cư xử là phải thành thật khen ngợi và biết ơn người khác; cần phải biết khen ngợi , cám ơn các người đối diện một cách chân thành chủ đạo là chiếc đũa thần xây dựng nên tình thân ái , nguồn cổ vũ tinh thần to lớn. Nội dung phần 2 của cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách để tạo cảm tình với người khác. giúp họ mến và tôn trọng bạn hơn đấy là: Thành thật quan tâm đến người đối diện; cách đơn giản mà bạn có thể tạo tuyệt vời tốt đẹp đấy là hãy mỉm cười; để mọi việc luôn suôn sẻ. Hãy luôn ghi nhớ tên của họ mỗi khi giao tiếp hãy gọi họ với cái tên thân thương; để trở nên người giao tiếp khôn khéo bạn nên biết lắng nghe , khuyến khích người xung quanh; thu hút sự chú ý của người đối diện bằng việc đề cập về điều người xung quanh chú ý. Trong tất cả các phần về nội dung sách Đắc Nhân Tâm thì phần 3 được đánh giá là đem tới cho người dùng nhiều bài học nhất. Đó là các bí quyết giúp bạn có khả năng hướng suy nghĩ của người xung quanh giống với suy nghĩ của bạn. Để thực hiện được như vậy, bạn chỉ cần làm đúng theo những nguyên tắc sau: Không tranh luận mà giải pháp tranh luận tốt nhất là đừng để nó xảy ra; tôn trọng bình luận người đối diện; thẳng thắn công nhận sai trái của mình; khôn ngoan khi gặp mặt đối đầu: Cần để người khác cảm nhận thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện; để thu được sự hợp tác cao nhất: hãy để người đối diện tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên; hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác; hãy đồng cảm với mơ ước của người xung quanh; khơi gợi sự cao thượng; mật ngọt trong giao tiếp chủ đạo là việc luôn khởi đầu bằng một thái độ thân thiện; thuyết trình vấn đề một bí quyết sinh động; Khơi gợi tinh thần vượt lên thách thức. Chuyển hóa người đối diện là việc làm cực kỳ khó. Bởi làm thế nào có thể giúp chuyển hóa mà không gây ra tranh chấp hay oán hận. Hãy đọc ngay phần 4 của thông tin cuốn sách Đắc Nhân Tâm đế có câu giải đáp. Phần 4 với những bài học như: Trước thời gian phê bình hãy khen ngợi ; phê bình một bí quyết gián tiếp ; cho người đối diện niềm tự hào: khen ngợi làm người khác sống đủ tư cách với lời khen đó ; mở đường cho người khác sửa chữa tội tình ; tôn vinh người xung quanh ; quan sát nhận sai lạc của bản thân trước thời gian phê bình người xung quanh ; gợi ý thay vì ra lệnh ; giữ thể diện cho người đối diện ; đó là một trong những điều bạn nên chú ý trong các mối quan hệ của mình.

Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.

Trong xã hội ngày nay mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp là hai yếu tố không thể tách rời và luôn đi liền với nhau. Việc sinh sống và làm việc trong một cộng đồng chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấn đề giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, ngày nay nó còn là một trong những yếu tố quyết định bạn có phải là một người thành công hay không. Việc giao tiếp tốt đồng nghĩa với bạn có một mạng lưới mối quan hệ rộng và ngược lại. Nhưng không phải ai sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp tốt thậm chí có những người còn rụt rè, thiếu tự tin không có kỹ năng giao tiếp gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống.Từ khi xuất bản sách đến nay đã trải qua khoảng 80 năm tuy cách đối nhân xử thế và các tình huống trong cuộc sống có sự thay đổi biến hóa xong đắc nhân tâm vẫn là cuốn sách dạy kỹ năng giao tiếp được nhiều người lựa chọn và coi là cuốn sách gối đầu của mình.

Không chỉ giới hạn ở việc đưa ra những lời khuyên trong giao tiếp mà đắc nhân tâm còn cung cấp cho bạn những nghệ thuật giúp thu phục lòng người, trong đó phải kể đến những phương thức khiến cho người giao tiếp với bạn cảm thấy yêu quý bạn thông qua sự tinh tế, sự khôn khéo trong quá trình giao tiếp.

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu nói trong cuộc đời mỗi con người những người mà chúng ta tiếp xúc đều là do duyên phận mà thành, dù ít hay nhiều xuất hiện trong cuộc đời bạn thì mỗi một người bạn gặp sẽ đều có ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bạn. Dù tốt hay xấu, những người đó đều dạy cho bạn những bài học nhất định, những kinh nghiệm sống vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, đừng lên án, chỉ trích hay than phiền bất kỳ ai. Kể cả họ có làm tổn thương, phản bội hay lợi dụng bạn thì cũng hãy tha thứ cho họ. Bởi vì có thể nhờ bạn mà họ học được cách khoan dung. Đóng một chiếc đinh vào tấm ván rất dễ nhưng khi nhổ chiếc đinh ra làm sao để tấm ván còn nguyên vẹn lại là một điều không tưởng. Vì vậy, đừng chỉ trách, oán trách hay than phiền về bất cứ ai, bất cứ điều gì cả 

Không chỉ là cuốn sách dạy bạn kỹ năng về giao tiếp mà đắc nhân tâm còn là tập hợp những truyện ngắn, xoay quanh một nhân vật đang đi tìm con đường để đi tới thành công Là cuốn cẩm nang mang đến cho bạn ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Giống như câu “ cho là nhận, dám thành công”

Đắc Nhân Tâm chính là một nghệ thuật sống của cả đời người. Sách dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, cách thu phục lòng người và sống tử tế. Ý nghĩa lớn nhất chính là tự bản thân mỗi người thành thật với chính mình. Hiểu biết nhiều hơn, biết quan tâm đến người xung quanh, khơi gợi những khả năng từ sâu bên trong.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hoá đọc , anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn ?

Xây dựng văn hóa đọc có mục tiêu chung là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kĩ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, chú trọng phát triển khu vực nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành nên lối sống văn minh, lành mạnh con người, đẩy mạnh xã hội học tập.

Đọc sách có nhiều tác dụng tích cực đối với con người. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, đọc sách giúp bạn giải trí, thư giãn đầu óc. Không những thế, sách là khó tri thức khổng lồ của loài người, khi đọc sách bạn được mở mang hiểu biết, khám phá những chân trời mới của kiến thức, như hiểu biết về những vùng đất xa xôi, những nền văn minh của nhân loại, những công trình khoa học của loài người, quá trình lịch sử của các quốc gia…. Đọc sách, ngoài việc thu thập kiến thức còn để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người. Vì vậy, những tác phẩm văn chương đem đến những tình cảm đẹp, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất cho con người. Vì thế, có thể nói, đọc sách là việc vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta.

Tình trạng không ham đọc sách của người Việt Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu, sáng tạo. Là sản phẩm của một hệ thống giáo dục như thế, người ta khó mà có mà niềm vui trong việc đọc sách, bởi đọc sách là để được tự do thả mình theo các ý tưởng, để tìm hiểu, để tiếp nhận tri thức, nhưng cũng còn là để tranh luận, phản biện với sách. Đọc sách mà bị gò bó, không được khuyến khích nói ra quan điểm của mình, việc đọc ấy không thể đem lại cảm hứng được.

Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách.Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ?,Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang?Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất.Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình.Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công.Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

Thứ tư, Nhờ bạn bè và người thân giới thiệu sách. Hỏi mọi người về quyển sách mà họ cảm thấy có ý nghĩa sâu sắc hoặc được viết một cách thu hút.

•     Bạn sẽ khám phá ra vài quyển sách hoặc bài viết trong khi trò chuyện – đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu một quyển sách được đề cập trong lúc trò chuyện thì có thể quyển sách đó rất thú vị.

•     Đừng ngại mượn sách. Các mối quan hệ của bạn là một thư viện rộng lớn để mượn những quyển sách phù hợp với bản thân. Khi bắt gặp một quyển sách trên kệ sách của ai đó, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện về quyển sách đó và trao đổi sở thích của bạn. Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, bạn có thể hỏi mượn sách.

•     Chọn một quyển sách từ danh sách trên mạng như “Những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20” hoặc “Những quyển sách cổ điển mà mọi người nên đọc”. Loại danh sách này thường là ý kiến chủ quan nhưng sẽ giới thiệu cho bạn những quyển sách hay với đa dạng thể loại. Việc của bạn là chọn quyển sách mình thích.

Thứ năm, Tham gia câu lạc bộ sách. Mặc dù việc tham gia là tình nguyện nhưng câu lạc bộ sách sẽ cho bạn môi trường để hình thành thói quen đọc sách một cách có kỷ luật.

        •        Sinh hoạt trong câu lạc bộ sẽ làm bạn đọc nhiều hơn và nghiền ngẫm sâu hơn về quyển sách vì có thể trao đổi với bạn bè trong nhóm.

        •        Tham gia câu lạc bộ sách trên mạng. Đây là một cách chia sẻ suy nghĩ của bạn về sách mà không tốn kém và hoàn toàn thoải mái. Bạn có thể đọc nhiều hoặc ít tùy vào sở thích nhưng bạn vẫn phải đọc ở một mức độ nào đó để theo kịp các thành viên trong nhóm.

        •        Nếu không tìm được một câu lạc bộ sách thì bạn có thể tự thành lập một câu lạc bộ của chính mình. Trao đổi với bạn bè hoặc người thân nào có thói quen đọc sách. Nếu họ cũng đọc cùng thể loại sách với bạn, chẳng hạn như khoa học viễn tưởng hoặc triết học thì bạn có thể đề nghị họ cùng đọc một quyển sách và thảo luận về nó.

        •        Lưu ý rằng mặc dù câu lạc bộ sách sẽ cho bạn môi trường để hình thành thói quen đọc sách nhưng có thể bạn sẽ phải đọc quyển sách mà mình không thích nếu mọi người trong nhóm chọn đọc như vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ có những quan điểm mới khi phải đọc quyển sách mà mình không thích.

Thứ sáu ,Tạo thói quen đọc sách. Bạn đọc càng nhiều thì bạn sẽ càng dễ dàng hình thành thói quen.

        •        Buộc bản thân đọc sách mỗi ngày trong tuần, cho dù bạn chỉ đọc 20 phút mỗi ngày. Khi bạn đã đọc sách mỗi ngày trong tuần thì cam kết đọc sách mỗi ngày trong suốt cả tháng. Tăng dần số trang sách cần đọc mỗi lần.

        •        Bắt đầu với một lượng nhỏ; đừng làm cho bản thân cảm thấy sợ với mục tiêu to tát ngay khi bắt đầu để bạn không trì hoãn. Hãy đọc thứ gì mà bạn biết có thể dễ dàng hoàn thành và quyết tâm hoàn thành. Hình thành sự tự tin và tăng dần trình độ đọc sang những quyển sách phức tạp hơn.

        •        Thử ngắt việc đọc thành những phần nhỏ, chẳng hạn như hoàn thành một chương trong mỗi lần đọc hoặc đọc đến đoạn ngắt tiếp theo. Nếu bạn đang đọc câu chuyện ly kỳ thì có thể dừng việc đọc sách khi nhân vật chính đi ngủ vào buổi tối. Hãy cho bản thân đắm chìm vào câu chuyện.

Thứ bảy , Tập trung vào hiện tại. Bạn chỉ tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và những con chữ trên trang sách.

        •        Ngồi ở nơi nào đó làm bạn thoải mái và không còn vấn vương điều gì trong khi đọc sách. Bỏ qua mọi suy nghĩ ở quá khứ lẫn tương lai và cố gắng không nghĩ đến công việc. Bạn sẽ có thời gian cho những việc khác và vẫn có thể hoàn thành những việc bạn cần nhưng lúc này bạn chỉ đang đọc sách.

        •        Tắt chuông điện thoại hoặc tắt điện thoại. Nếu cần phải đi đâu đó, bạn có thể hẹn giờ để không cần phải kiếm tra điện thoại.

        •        Trước khi đọc, hãy hoàn thành những việc có thể làm bạn mất tập trung khi đọc. Chẳng hạn như chăm sóc thú cưng, trả lời email, dọn dẹp thùng rác và sắp xếp mọi thứ. Sắp xếp mọi thứ bên ngoài là một cách giúp bạn sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu.

Thứ tám , Dành khung thời gian riêng cho việc đọc sách. Bạn sẽ không làm gì trong khoảng thời gian đó và chỉ đọc sách. Tạo ra đòn bẩy cho thói quen đọc sách: buộc bản thân phải đọc trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó trong ngày.[1]

        •        Đọc khi đi xe buýt đến cơ quan, đọc trong bữa ăn, đọc trong phòng tắm, đọc trước khi đi ngủ. Đọc bất kỳ khi nào bạn có 10 phút rảnh rỗi và dần dần bạn sẽ hình thành thói quen đọc sách.

        •        Đọc số lượng trang nhất định khi bắt đầu ngày mới – chẳng hạn như 10-20 trang mỗi buổi sáng.[2] Đọc sách ngay khi bạn vừa thức dậy hoặc lướt qua các trang sách khi bạn đang thưởng thức cốc cà phê sáng. Hãy để việc đọc sách trở thành việc đầu tiên mà bạn làm trong ngày, trước khi những trăn trở và những rối rắm trong cuộc sống chiếm hết tâm trí của bạn.

        •        Đọc trước khi đi ngủ. Bạn có thể không muốn tiếp nhận thêm thông tin chuyên môn hoặc phức tạp trước khi đi ngủ nhưng thử để đầu óc thư giãn bằng những câu chuyện trước khi đi vào giấc ngủ. Đây là một cách tuyệt vời để hình thành thói quen đọc sách.

        •        Cố gắng đọc ít nhất 30 phút mỗi lần. Để bản thân bị cuốn vào những trang sách đến độ mà bạn không còn suy nghĩ đến thứ nào khác. Nếu phải đi đâu đó, bạn có thể hẹn giờ nhưng nên tránh kiểm tra điện thoại.[3] Mục tiêu là đạt được tình trạng đắm chìm trong những trang sách.

 Thứ chín , Đọc sách ở nơi yên tĩnh. Chọn đọc sách ở nơi không có người, xe cộ, những thứ làm bạn xao nhãng và tiếng ồn thì bạn sẽ dễ dàng bị cuốn vào nội dung trong sách.

        •        Đọc sách trong công viên, thư viện hoặc căn phòng yên tĩnh. Bạn cũng có thể đọc ở nhà hoặc ở quán cà phê. Hãy chọn nơi làm bạn quên đi thế giới bên ngoài.

        •        Tắt tivi và trình duyệt web. Kéo bản thân ra khỏi những thông tin bên ngoài để đắm chìm vào quyển sách mà bạn đang đọc.

        •        Nếu không thể tìm được nơi yên tĩnh, hãy đeo tai nghe để tránh tiếng ồn bên ngoài.

Xét với việc đọc sách, ngoài những sách đọc đơn thuần để giải trí, người ta phải biết mình cần kiến thức gì, thì sau đó người ta mới nảy sinh nhu cầu tìm đến sách thích hợp để bồi bổ kiến thức đó. Và khi có kiến thức trong tay rồi, người ta đem áp dụng, đưa vào thực hành, xem có hiệu quả với mình không, lâu dần những kiến thức đọc được trong sách và được áp dụng đó trở thành kỹ năng. Và một người trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết sẽ có thể sống tốt hơn, thành công hơn, thỏa mãn hơn trong cuộc sống luôn luôn thay đổi này.

]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-17-nguyen-van-trieu-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 18: Nguyễn Minh Tuấn 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-18-nguyen-minh-tuan-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-18-nguyen-minh-tuan-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:35:53 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=85 Đề thi số 1

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh ( chị ) yêu thích , đã làm thay đổi nhận thức về cuộc sống của anh (chị).

Sách là sản phẩm của xã hội văn minh và hiện đại. Mỗi quyển sách chứa đựng một kho tàng kiến thức vô cùng lớn và chứa nhiều nội dung phong phú khác nhau. Nó cung cấp cho xã hội loài người chúng ta sự mới mẻ trong khám phá thế giới cũng như biết bao điều lí thú trong cuộc sống.

Nhưng điều quan trọng hơn chính là tìm được cuốn sách bổ ích và cần thiết cho nhu cầu của bạn. Và một trong những cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến ở đây đó là cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” của tác giả người Singapore Adam Khoo và được dịch sang tiếng Việt bởi Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy. Cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” được đúc kết từ rất nhiều năm kinh nghiệm của Adam Khoo. Adam muốn chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm 13 tuổi, trên con đường đi đến thành công trong học vấn và sự nghiệp. Từ một đứa trẻ được coi là “vô dụng”, “bất tài”, “học kém” Adam đã vươn lên và trở thành một triệu phú trẻ và giàu có nhất Singapore. Nó cũng giống như tên cuốn sách, đó là những bí quyết để dẫn đến thành công mà anh chia sẻ qua từng trang sách, từng chương cũng như từng đề mục. Đầu tiên tác giả đã đưa ra một loạt những biểu hiện trước khi anh đến với thành công. Nó có thể được tóm gọn bằng những từ như “ngu si” “đần độn” (chương I). Nhưng lần lượt qua những trang sách sau bạn phải thật sự ngạc nhiên khi tác giả đã tự tạo ra cho mình một bước ngoặc lớn để thay đổi cuộc đời, số phận. Bằng những bước đi cơ bản từ dễ đến khó, Adam đã thực sự bắt tay vào hành động với mục tiêu phía trước. Lần lượt qua những trang sách này các bạn sẽ nhận biết được chân dung của một triệu phú trẻ đã phải vượt qua thử thách kiên trì như thế nào để có được ngày hôm nay. Càng đọc tôi càng thấy nó thực sự lôi cuốn, hấp dẫn, muốn đọc thật nhanh để tìm ra những bí quyết mà Adam đúc kết được. Bởi vì sự tò mò và thích thú đã khích lệ tôi lật sang những trang kế tiếp để tìm cái tôi cần. Phải công nhận Adam rất biết thu hút người đọc không chỉ bằng hình thức mà còn về cả nội dung. Bởi khi lật sang trang kế tiếp tôi thật sự lấy làm vui khi trau dồi kinh nghiệm của Adam là một thứ gì đó cất dấu cho riêng mình để chuẩn bị hành trang chiến đấu với khó khăn ở tương lai. Tôi xin trích dẫn một vài đề mục đang và đã được ứng dụng rộng rãi cho tất cả mọi người:

– Phương pháp học để nắm bắt thông tin (chương 5).

– Sơ đồ tư duy công cụ ghi nhớ tối ưu (chương 7).

– Trí nhớ siêu đẳng cho từ và số (chương 8,9).

Bạn thấy đấy những phương pháp trên đã giúp bạn cải thiện phần nào khó khăn trong học tập cũng như trong công việc. Chúng ta có thể lấy một ví dụ điển hình như sơ đồ tư duy (mind map) đã được ứng dụng mạnh mẽ ở trường học cũng như các lĩnh vực khác đã đạt được nhiều thành công. Có thể nói phương pháp không thì chưa đủ, để có nghị lực thực hiện các phương pháp trên quan trọng nhất đó là động lực để học tập. Đó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của sách được thể hiện ở phần III “Động lực cá nhân của bạn”. Từ chương 12 đến chương 16 Adam đã trình bày những bí quyết để vượt qua lười biếng, tập trung phát triển bản thân đó là điều quan trọng nhất đối với mỗi người hay tạo quyết tâm mạnh mẽ ở chương 16. Đối với phần cuối bạn sẽ tìm được phương pháp thi cử tốt nhất thông qua chương 17 “Tăng tốc về đích”. Chiến thắng và vinh quang ở chương 18. Theo tôi nghĩ bạn đọc đến phần cuối như thế này thì bước thành công đầu tiên của bạn đã hoàn thành. Để kiên trì đọc hết một cuốn sách không hình mà lại khô khan không cảm xúc thì rất khó đối với những người không biết kiên trì, nhẫn nại để đến đích.
Tôi đã đọc hết và đã đúc kết được những kinh nghiệm riêng cho mình. Mời các bạn cùng tôi tham khảo qua những bí quyết này!

  • Để thay đổi cuộc sống, tôi phải thay đổi. Bạn làm chủ cuộc sống của bạn. Bạn phải thay đổi sự tồi tệ ở thực tại để thành công chứ không phải nhìn về phía bóng tối của sự tồi tệ
  • Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm. Bạn chưa thành công , chẳng sao vì bạn sẽ rút ra kinh nghiệm là chính nguyên liệu cho sự thành công của bạn.
  • Nếu mọi người làm được, tôi cũng làm được, họ cũng như bạn, một bộ não, một cơ thể con người. Họ làm được thì sao bạn lại không?

Từ những điều nói trên tôi có thể khẳng định rằng cho dù bạn là ai, đang ở đâu, đang học trường nào, đang hướng đến bất cứ mục tiêu gì trong học tập và trong cuộc sống, tôi xin chắc chắn với bạn một điều rằng, bạn sẽ tìm được câu trả lời trong quyển sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” chứa đựng những bí quyết để Adam Khoo lập nên kì tích.

Câu 2: Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc , anh (chị) có biện pháp và kế hoạch gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

*, Nếu tôi được chọn là đại sứ văn hóa đọc thì tôi có nhưng biện pháp và kế hoạch để khuyến khích người đọc như sau :

-, Tôi sẽ làm đại sứ thương hiệu cho những cuốn sách hay và ý nghĩa.

-,Chia sẻ cho những người thích đọc 1 phương pháp để nhận biết cuốn sách đó có phải à cuốn sách hay hoặc ý nghĩa nhanh nhất.

-,Đến các trường học để giúp thiệu cho các bạn học sinh đặc biệt là các bạn trẻ lớp 2 đến lớp 3 .vì đó là thế hệ trẻ của tương lai với lại đó là nguồi nhân lực rất đang tìm tòi và học hỏi rất nhanh.

-,Đến các chương trình hay hội thảo của cả nước để thuyết trình về cách đọc hiệu quả hay những  cuốn sách tâm đắc của mình để mọi người tìm hiểu để thúc đẩy sự tìm tòi của mọi người về sách .

]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-18-nguyen-minh-tuan-69dcdd21/feed/ 0
BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 19: Trần Quốc Đạt 69DCDD21 http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-19-tran-quoc-dat-69dcdd21/ http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-19-tran-quoc-dat-69dcdd21/#respond Mon, 15 Nov 2021 07:34:25 +0000 http://thuvien.utt.edu.vn/?p=82 Đề thi số 2 

      
Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của  phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

1. Lợi ích của việc đọc sách mang đến cho bạn

1.1. Giúp mở mang tầm hiểu biết và vốn từ

Mọi thứ bạn đọc mỗi ngày sẽ giúp cho não bộ luôn luôn được “nạp” kiến thức và thông tin. Bạn sẽ không thể lường trước được khi nào bạn sẽ cần đến những kiến thức đó. Vì vậy, đọc sách mỗi ngày giúp bạn được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất có thể để sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức mà bạn phải đối mặt.

Thêm nữa, đây cũng là điều đáng để các bạn cân nhắc về việc tạo cho mình một thói quen đọc sách: khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, hãy nhớ rằng, bạn có thể bị lấy mất mọi thứ như công việc, tiền bạc thậm chí là sức khỏe, nhưng kiến thức mà bạn có được từ sách thì vẫn ở đó, trong đầu bạn và mãi không ai có thể lấy đi.

Việc đọc sách giúp mở rộng vốn từ cũng tương tự như vậy, bạn càng đọc nhiều sách bao nhiêu, thì vốn từ vựng của bạn cũng vì thế mà càng dày lên bấy nhiêu. Và vốn từ vựng cũng là thứ tài sản giống như tri thức, nó là của riêng bạn mà bất kì ai sử dụng phương pháp nào cũng không thể mang vốn từ của bạn đi.

1.2. Cải thiện khả năng ghi nhớ

Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn phải ghi nhớ rất nhiều thứ từ hàng loạt các nhân vật, bối cảnh câu chuyện, diễn biến câu chuyện cũng rất nhiều những tình tiết khác nữa. Việc phải ghi nhớ những gì mình đọc được khiến não bộ phải hoạt động tích cực hơn.

Do đó, nếu bạn có thói quen đọc sách hàng ngày, thì bộ não của bạn sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ một cách đáng kể. Có một sự thật rất đáng ngạc nhiên đó là, khi bạn tạo ra một kí ức mới, não sẽ tạo ra những sự liên kết mới và làm những liên kết cũ mạnh mẽ hơn. Vì vậy mới nói, đọc sách không những giúp bạn tạo ra rất nhiều sự liên kết kí ức mới, mà còn làm những kí ức cũ mạnh mẽ hơn. Nhờ vậy, những người có thói quen đọc sách thường có khả năng ghi nhớ rất tốt.

1.3. Giải trí hiệu quả bằng việc đọc sách

Ngoài những lợi ích trên, đọc sách cũng là một hình thức giải trí vô cùng hiệu quả. Mặc dù hiện nay có rất nhiều những phương tiện và hình thức giải trí hiện đại, song sách vẫn là một hình thức giải trí mà không một hình thức nào có thể thay thế. Dù bạn có phải chịu áp lực trong công việc, trong học tập, trong các mối quan hệ hoặc trong bất kì vấn đề gì khác như thế nào đi chăng nữa, thì tất cả những áp lực đó đều sẽ được thổi bay khi bạn đắm mình trong những trang sách với những câu chuyện hấp dẫn.

Một tiểu thuyết hay với cách viết tuyệt vời có thể mang tâm hồn bạn rời xa những áp lực hiện có và đắm chìm trong thế giới của các nhân vật trên trang sách và dần cảm thấy được thư giãn. Sau đó, khi gấp sách lại, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn để đối mặt với những áp lực hiện tại và dễ dàng giải quyết nó một cách ổn thỏa.

Do đó mới nói, giải trí bằng sách là hình thức giải trí không một hình thức nào có thể thay thế được.

1.4. Làm tăng khả năng tập trung và chú ý

Trong thế giới hiện đại không ngừng vận động, thì sự tập trung và chú ý của mỗi chúng ta bị phân tán và chia thành hàng trăm hướng cho hàng trăm công việc mà chúng ta phải thực hiện mỗi ngày.

Nhưng khi đọc một cuốn sách thì khác, tất cả sự chú ý của bạn sẽ chỉ dành cho câu chuyện đó, phần còn lại của thế giới sẽ bị bạn bỏ ngoài tâm trí khi bạn “phiêu” trong câu chuyện. Bạn sẽ tập trung đến từng nhân vật và từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bạn tập trung đọc sách trong khoảng 15 đến 20 phút trước khi bắt đầu học tập hoặc làm việc, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự tập trung học tập, làm việc của mình vào ngày hôm đó.

Vì vậy, hình thành thói quen đọc sách còn là giúp bản thân cải thiện khả năng tập trung và chú ý.

Với những lợi ích vô cùng to lớn trên, thì dù có nhiều hình thức giải trí hiện đại đến đâu, nhiều công cụ hỗ trợ ghi nhớ như thế nào thì vẫn không thể thay thế được sách cũng như vai trò của sách đối với đời sống con người.

2. Hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả.

2.1. Hãy biết cách chọn sách

Để bắt đầu hình thành cho mình một thói quen đọc sách, thì trước tiên, bạn cần phải chọn được một cuốn sách để có thể bắt đầu thói quen đó. Để việc đọc sách không trở thành một gánh nặng, thì bạn nên tự đặt ra cho mình câu hỏi “Đâu là thể loại sách mà mình yêu thích?”, sau khi hỏi và tìm ra câu trả lời cho chính mình, thì lúc này bạn sẽ bắt đầu lựa chọn sách phù hợp với “gu” của mình. Và dưới đây là một số lưu ý nhỏ dành cho bạn khi chọn lựa một cuốn sách để bắt đầu hành trình chinh phục tri thức nhân loại:

   · Hiểu rõ bản thân thích và phù hợp với thể loại nào sẽ giúp bạn nhanh chóng có được hứng thú với việc đọc sách và sẽ không cảm thấy muốn bỏ cuộc do cuốn sách bạn chọn quá nhàm chán. Không nên chọn một cuốn sách vì nghe ai đó nói nó hay vì cuốn sách đó có thể hay với mọi người nhưng chưa chắc đã hay với bạn.

   · Không nên đánh giá và lựa chọn một cuốn sách chỉ vì bìa và tiêu đề của nó. Bởi vì quyển sách đó có tiêu đề hoặc bìa không vừa mắt bạn nhưng thế giới bên trong cuốn sách có thể làm bạn thích thú thậm chí là mê mẩn và đắm chìm trong đó.

Với những lưu ý trên, vieclam123.vn mong rằng, các bạn sẽ lựa chọn được một cuốn sách phù hợp với bản thân mình nhất để con đường chinh phục tri thức được thuận lợi ngay từ những bước khởi đầu.

2.2. Hãy đặt ra mục tiêu đọc sách

Tiếp theo, trước khi bắt đầu với một cuốn sách, thì bạn cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu đọc sách rõ ràng và cụ thể. Bạn có thể đặt cho mình một mục tiêu là 15 – 20 phút đọc sách mỗi ngày nếu bạn không có quá nhiều thời gian. Hoặc đọc sách 1 – 2 tiếng mỗi ngày nếu bạn có nhiều thời gian rảnh.

Nhưng dù là mỗi ngày đọc sách nhiều hay ít, thì bạn cũng cần đặt cho mình một khoảng thời gian cụ thể, không nên xác định “Rảnh sẽ đọc” vì bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự rảnh. Hơn nữa, đọc sách chỉ có hiệu quả nếu bạn thực sự dành thời gian cho nó.

Từ việc đặt thời gian cố định để đọc sách, lâu dần, đọc sách sẽ giống như một thói quen không thể thiếu trong thời gian biểu của bạn. Và việc “nạp” tri thức vào đầu mỗi ngày trở thành một thói quen sinh hoạt là một điều vô cùng tốt.

2.3. Ghi nhớ những gì mình đọc

Mặc dù bạn rất tập trung đọc sách, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn nhớ toàn bộ những gì mà bạn đã đọc? Việc đọc sách chỉ thực sự có ích khi bạn có thể ghi nhớ và sử dụng những gì mà bạn đọc được. Do đó, khi đọc sách, bạn cần phải thực sự nhớ được những gì mà sách viết, để có thể học hỏi và vận dụng những thứ đó và trong cuộc sống thực tiễn, người ta gọi đó là “dùng sách”.

Để có thể ghi nhớ được hết những gì mà bạn đọc được, bạn có thể sử dụng phương pháp ghi chú. Sau khi gấp cuốn sách lại, bạn ghi lại những luận điểm, những ý chính mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách. Hoặc bạn cũng có thể ghi lại bạn đã học được những gì từ cuốn sách.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ghi chép một lần giúp bạn nhớ lâu gấp ba lần việc đọc. Do đó, vừa đọc vừa ghi chú là cách rất tốt giúp bạn nhớ được nhiều nhất những gì mình học được từ cuốn sách mà mình đọc.

2.4. Cố gắng hiểu được ẩn ý mà tác giả muốn nói đằng sau cuốn sách

Ý nghĩa của một cuốn sách không chỉ nằm trên những con chữ trên trang sách, mà nó còn là những ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách đó. Vì vậy, kho tàng tri thức chỉ thực sự được chinh phục nếu như bạn hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi đằng sau những câu chuyện.

Mỗi cuốn sách đều mang cho mình những bài học về cuộc sống, về đạo đức, về chuẩn mực cuộc sống cũng như rất nhiều những thứ mà chúng ta cần biết để cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, đọc sách để học hỏi, để khám phá thì phải hiểu và khám phá ra được cả những bài học sâu xa, chứ không đơn thuần là những trang sách nhìn được, sờ được.

Nói tóm lại, cuộc đời của mỗi con người có thể đi theo chiều hướng nào là do thái độ của người đó quyết định, nhưng thái độ của con người lại có thể được thay đổi bởi những quyển sách hay, những câu từ đẹp. Hay nói cách khác, cuộc đời của mỗi con người có thể trở nên tốt đẹp nếu như người đó hiểu được lợi ích mà sách mang lại cũng như nắm trong tay những bí quyết đọc sách hiệu quả.

Vì vậy trường Đại học Tân Trào luôn xây dựng Trung tâm Thông tin – Thư viện theo hướng chất lượng để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Với bài viết này, mong rằng có thể góp một phần nào đó vào việc giúp các bạn học sinh, sinh viên trường Đại học Tân Trào hiểu đúng về phương pháp và cách đọc sách hiệu quả từ đó tìm ra định hướng để cuộc đời mình tươi đẹp hơn qua việc chinh phục những trang sách – kho tàng tri thức của nhân loại – bằng những bí quyết đọc sách hiệu quả không thể bỏ qua mà tôi suy tầm vừa chia sẻ tới các bạn.


2.Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc, anh(chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng. Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ”Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”!

]]>
http://thuvien.utt.edu.vn/bai-du-thi-dai-su-van-hoa-doc-2021-ms-19-tran-quoc-dat-69dcdd21/feed/ 0