Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1591
Title: Nghiên cứu phát triển xe buýt điện trong VTHKCC tại Hà Nội
Authors: TS. Hoàng Văn, Lâm
Nguyễn Mạnh, Đạt
Keywords: xe buýt điện
VTHKCC
Hà Nội
Quản lý kinh tế
Issue Date: 2023
Publisher: ĐH Công nghệ GTVT
Abstract: 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau nhiều năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội đang hàng ngày phải đối mặt với sự bùng nổ nhu cầu đi lại cũng như sức ép của quá trình cơ giới hoá phương tiện đi lại của người dân. Quá trình đô thị hóa kéo theo gia tăng dân số cơ học do nguyên nhân di dân từ khu vực ngoại thành, nông thôn các tỉnh khác về Hà Nội. Tốc độ gia tăng dân số nhanh trong điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị không phát triển kịp một cách tương xứng dẫn đến sức ép quá tải ngày càng lớn cả về hệ thống đường giao thông và hệ thống giao thông tĩnh, gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển của Thủ đô. Hiện nay, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do khí thải phương tiện là một trong những thách thức không nhỏ đối với quản lý và điều hành giao thông tại nhiều đô thị ở Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội. Cùng với các giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống điều hành vận tải thông minh, việc nghiên cứu phát triển giao thông công cộng với các loại hình phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (hydrid, điện) được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu của nhiều đô thị trên thế giới. Theo xu thế này, thành phố Hà Nội cũng đã triển khai hệ thống xe buýt điện do Công ty Vinbus thuộc tập đoàn Vingroup quản lý vận hành và khai thác từ tháng 8/2021. Cùng với các hệ thống xe buýt khác trên địa bàn Hà Nội, hệ thống Vinbus cũng đã góp phần không nhỏ nhằm nâng cao năng lực vận tải, tạo cú hích làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ VTHKCC của người dân, phương thức quản lý tổ chức vận hành hệ thống vận tải của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển các loại hình vận tải trong tương lai. Vấn đề phát triển xe buýt điện và việc duy trì hệ thống xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch như thế nào cũng cần có nghiên cứu hệ thống và toàn diện. Trong đó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ giữa quản lý nhà nước về cải cách cơ chế, chính sách và mức độ sẵn sàng đổi mới công nghệ, thay đổi tư duy quản lý từ các tổ chức doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng. Nhằm cung cấp các căn cứ khoa học và12 thực tiễn trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển các loại hình phương tiện VTHKCC sử dụng nhiên liệu sạch và hiệu quả tại thành phố Hà Nội, đề tài “Nghiên cứu phát triển xe buýt điện trong VTHKCC tại Hà Nội” được lựa chọn có tính cấp thiết và có ý nghĩa khoa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển loại hình xe buýt điện nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển giao thông vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 nói chung, hoàn thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội nói riêng. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận về VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội và khung lý luận về phát triển VTHKCC bằng xe buýt điện tại các thành phố. - Phân tích, đánh giá thực trạng VTHKCC bằng xe buýt điện tại Hà Nội và định hướng phát triển xe buýt điện tại Hà Nội năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Đề xuất giải pháp phát triển xe buýt điện tại Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về phát triển xe buýt điện tại Hà Nội. Trong đó, Sở GTVT Hà Nội là chủ thể quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, đề ra các giải pháp phát triển loại hình xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt và xe buýt điện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu liên quan, vận dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển xe buýt điện trong VTHKCC tại các thành phố. - Nghiên cứu thực tiễn:13 + Phương pháp điều tra, khảo sát: Dữ liệu được thu thập bằng cách hỏi ý kiến trực tiếp hoặc phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với các cơ quan quản lý, DNVT và người sử dụng xe buýt để phân tích, đánh giá chất lượng VTHKCC. + Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia về phát triển VTHKCC bằng xe buýt điện. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển loại hình xe buýt điện trong VTHKCC tại các thành phố. Ý nghĩa trong thực tiễn: Luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xe buýt điện tại Hà Nội hiện nay, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm phát triển xe buýt điện đáp ứng mục tiêu phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện. - Chương II: Thực trạng phát triển xe buýt điện tại thành phố Hà Nội. - Chương III: Giải pháp phát triển xe buýt điện tại thành phố Hà Nội định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
URI: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1591
Appears in Collections:Luận Văn Kinh Tế

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Mạnh Đạt_ QLKT.pdf
  Restricted Access
2.31 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.