Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1595
Title: Giải pháp tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân
Authors: TS. Hoàng Thị Hồng, Lê
Nguyễn Thị, Lý
Keywords: Giải pháp
Người lao động
Văn hóa doanh nghiệp
Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân
Quản trị doanh nghiệp
Issue Date: 2023
Publisher: ĐH Công nghệ GTVT
Abstract: Nội dung tóm tắt a) Tính cấp thiết của đề tài Cuộc "Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thế thế giới, mang đến những thách thức không nhỏ, có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội thế giới. Cuộc CMCN 4.0 mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội tiến gần với công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng tạo nên những thay đổi đáng kể, tác động đến nguồn lực con người. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giống như các doanh nghiệp khác là những thực thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố chính vì vậy các cá nhân (người lao động) làm việc, hoạt động trong các doanh nghiệp này cũng chịu nhiều nhân tố tác động. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đối mặt với sự lôi kéo nguồn nhân lực mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp này bị tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của sự “xáo trộn nguồn lực” khi mà sự cam kết gắn bó với doanh nghiệp của người lao động ngày càng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, vấn đề đảm bảo cam kết của nhân viên được coi trọng ngang hàng thậm chí cao hơn vấn đề kinh doanh và là một trong những mối quan tâm hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực. Việc duy trì ổn định nguồn nhân lực, duy trì và gia tăng sự gắn bó của nhân viên đặc biệt là đội ngũ nhân viên có năng lực, đội ngũ quản lý “có tầm” đang là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở các giai đoạn trước đây, nguồn nhân lực chỉ được xem là một yếu tố trong tập hợp các yếu tố tham gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hiện tại quan điểm đó đã hoàn toàn thay đổi: với mỗi doanh nghiệp, nguồn lực con người được coi là tài sản vô giá, là giá trị then chốt tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố đánh giá “nội công” của doanh nghiệp. Tự nhận thức rõ nguồn nhân lực là vốn quý, là thế mạnh sống còn của doanh nghiệp, tự bản thân mỗi doanh nghiệp đã và đang nỗ lực để tạo dựng, phát triển văn hóa riêng của doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy đội ngũ nhân sự phát huy tối đa các thế mạnh từ đó tạo động lực gắn bó phát triển cùng doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, sự cạnh tranh nguồn lực giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, sự cam kết gắn bó của người lao động với tổ chức, với doanh nghiệp càng trở nên suy giảm. Mong muốn người lao động tự nguyện gắn bó với doanh nghiệp, hạn chế chịu sự tác động từ bên ngoài cũng là thách thức đối với các nhà quản lý, là vấn đề quan tâm, là mối ưu tiên hàng đầu hiện nay của các tổ chức, các doanh nghiệp. Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân (gọi tắt là Thái Tân/ Công ty) là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và vận tải mà trong đó mảng vận tải được xác định là nền móng, là chủ lực trong hoạt động của doanh nghiệp. Với định hướng được xác định rõ ràng, Thái Tân đã trở thành một cái tên quen thuộc của các đơn vị, nhà máy, người tiêu dùng trong lĩnh vực nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, các thiết bị cho ngành bia, nước giải khát và thực phẩm tại Việt Nam. Những ngày đầu thành lập, trong điều kiện kinh tế thị trường còn hạn chế, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cùng các điều kiện pháp lý cho việc vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam còn áp dụng nhiều quy định khắt khe, bó hẹp đã khiến Thái Tân gặp không ít trở ngại, không đạt được hiệu quả theo kế hoạch đề ra thậm chí có nhiều năm liền còn trong tình trạng hoạt động không hiệu quả. Với sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết, gắn bó của tập thể cán bộ, nhân viên đặc biệt là các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp đã đưa Thái Tân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách dần hoàn thành các kế hoạch đặt ra. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Thái Tân chuyển từ lĩnh vực vận tải sang lĩnh vực thương mại, Công ty ngày càng có nhiều thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, thay đổi về hạng mục sản phẩm cung cấp ra thị trường ngày càng đa dạng, các hình thức thương mại được phong phú hóa vì vậy hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng trưởng rõ rệt, thương hiệu Thái Tân dần được khẳng định không chỉ đối với các khách hàng trong nước mà đối với các đối tác nước ngoài. Kết quả này do nhiều yếu tố tạo nên trong đó có một yếu tố giữ vai trò quyết định, đó chính là nhân tố con người. Để duy trì và phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực ổn định, có sự cam kết gắn bó cao với doanh nghiệp, có chất lượng, độ phù hợp đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty ở hiện tại và các mục tiêu tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế khiến Thái Tân vẫn còn nhiều khó khăn để đạt được thành công như kỳ vọng: Nhận thức chưa đầy đủ của nhiều cán bộ quản lý (CBQL), nhân viên về vai trò then chốt của nguồn nhân lực nhân sự và cam kết gắn bó của người lao động đối với sự thành công của doanh nghiệp. Việc áp dụng các giải pháp, các hình thức để tăng cường sự hài lòng của nhân viên với tổ chức, nâng cao hiệu quả công việc của người lao động từ đó tăng cường cam kết gắn bó của người lao động với doanh nghiệp chưa được chú trọng thường xuyên. Cùng lúc phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có đủ năng lực, trình độ và tình trạng nguồn nhân lực không ổn định cộng sự cạnh tranh nguồn lực của các doanh nghiệp trên thị trường đã khiến Thái Tân gặp nhiều khó khăn đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do mất khá nhiều chi phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới thay thế nhân sự dời bỏ tổ chức. Do vậy, có những giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc hấp dẫn nhằm giữ chân người lao động là một hướng được Thái Tân xác định cần phải chú trọng. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã trở thành một công cụ hữu dụng được các nhà nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp chú ý trong những năm gần đây và được đưa vào làm “đòn bẩy” gia tăng sự gắn kết của người lao động với tổ chức. Văn hóa do doanh nghiệp tạo dựng nên có ảnh hưởng trực tiếp, tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực đồng thời đến sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp mà ở đó các nhân tố: sự cam kết gắn bó, sự thỏa mãn trong công việc, động lực và hiệu quả làm việc cũng như sự bền vững ổn định của nguồn nhân lực được thể hiện rõ. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân, VHDN có ảnh hưởng trực tiếp, tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực đồng thời đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Từ vai trò của VHDN, các nhân tố cấu thành VHDN tác động tới cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động, tác giả lựa chọn “Giải pháp tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện mang ý nghĩa lý luận và thực tế thiết thực. b) Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm thực hiện nhằm mục đích: - Đánh giá thực trạng của văn hóa doanh nghiệp và mức độ tác động của một số nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân - Đề xuất các giải pháp tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. c) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Tác động của các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 2 năm từ năm 2019 đến năm 2020, thông qua việc thực hiện khảo sát lấy ý kiến từ các CBNV đang làm việc có ký Hợp đồng lao động chính thức với Công ty. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 3/2019 đến hết tháng 10/2020. Bên cạnh đó là các số liệu từ kết quả, báo cáo nhân sự của Công ty trong khoảng thời gian từ 2018 - 2020. d) Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu áp dụng các phương pháp: - Phương pháp tổng hợp - là phương pháp liên kết, sắp xếp các tài liệu thông tin đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc theo chủ đề của luận văn; - Phương pháp phân tích - là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện, nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp định lượng để đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tác động đến mức độ cam kết gắn bó của người lao động thông qua: - Thiết kế bảng hỏi: Nội dung bảng câu hỏi gồm 2 phần chính. + Phần 1: Những thông tin cơ bản của CBNV. + Phần 2: Những câu hỏi liên quan đến các yếu tố cấu thành VHDN có tác động, ảnh hưởng đến mức độ cam kết gắn bó của người lao động trong doanh nghiệp. - Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để phân tích, sau đó đưa ra kết luận. e) Đóng góp của luận văn Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. Với việc tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động sẽ là cơ sở, nền tảng để tăng cường các yếu tố nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh từ nội lực, luôn sẵn sàng đối mặt và hạn chế tối đa sự canh tranh nguồn lực với các tổ chức, doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Cam kết gắn bó với tổ chức từ phía người lao động là chìa khóa tạo nên sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn nguồn nhân lực ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan bên ngoài như hiện nay. Với những nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm các giải pháp để các doanh nghiệp có thể tham khảo, áp dụng tại các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Description: Nội dung tóm tắt a) Tính cấp thiết của đề tài Cuộc "Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thế thế giới, mang đến những thách thức không nhỏ, có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội thế giới. Cuộc CMCN 4.0 mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội tiến gần với công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng tạo nên những thay đổi đáng kể, tác động đến nguồn lực con người. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giống như các doanh nghiệp khác là những thực thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố chính vì vậy các cá nhân (người lao động) làm việc, hoạt động trong các doanh nghiệp này cũng chịu nhiều nhân tố tác động. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đối mặt với sự lôi kéo nguồn nhân lực mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp này bị tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của sự “xáo trộn nguồn lực” khi mà sự cam kết gắn bó với doanh nghiệp của người lao động ngày càng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, vấn đề đảm bảo cam kết của nhân viên được coi trọng ngang hàng thậm chí cao hơn vấn đề kinh doanh và là một trong những mối quan tâm hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực. Việc duy trì ổn định nguồn nhân lực, duy trì và gia tăng sự gắn bó của nhân viên đặc biệt là đội ngũ nhân viên có năng lực, đội ngũ quản lý “có tầm” đang là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở các giai đoạn trước đây, nguồn nhân lực chỉ được xem là một yếu tố trong tập hợp các yếu tố tham gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hiện tại quan điểm đó đã hoàn toàn thay đổi: với mỗi doanh nghiệp, nguồn lực con người được coi là tài sản vô giá, là giá trị then chốt tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố đánh giá “nội công” của doanh nghiệp. Tự nhận thức rõ nguồn nhân lực là vốn quý, là thế mạnh sống còn của doanh nghiệp, tự bản thân mỗi doanh nghiệp đã và đang nỗ lực để tạo dựng, phát triển văn hóa riêng của doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy đội ngũ nhân sự phát huy tối đa các thế mạnh từ đó tạo động lực gắn bó phát triển cùng doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, sự cạnh tranh nguồn lực giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, sự cam kết gắn bó của người lao động với tổ chức, với doanh nghiệp càng trở nên suy giảm. Mong muốn người lao động tự nguyện gắn bó với doanh nghiệp, hạn chế chịu sự tác động từ bên ngoài cũng là thách thức đối với các nhà quản lý, là vấn đề quan tâm, là mối ưu tiên hàng đầu hiện nay của các tổ chức, các doanh nghiệp. Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân (gọi tắt là Thái Tân/ Công ty) là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và vận tải mà trong đó mảng vận tải được xác định là nền móng, là chủ lực trong hoạt động của doanh nghiệp. Với định hướng được xác định rõ ràng, Thái Tân đã trở thành một cái tên quen thuộc của các đơn vị, nhà máy, người tiêu dùng trong lĩnh vực nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, các thiết bị cho ngành bia, nước giải khát và thực phẩm tại Việt Nam. Những ngày đầu thành lập, trong điều kiện kinh tế thị trường còn hạn chế, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cùng các điều kiện pháp lý cho việc vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam còn áp dụng nhiều quy định khắt khe, bó hẹp đã khiến Thái Tân gặp không ít trở ngại, không đạt được hiệu quả theo kế hoạch đề ra thậm chí có nhiều năm liền còn trong tình trạng hoạt động không hiệu quả. Với sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết, gắn bó của tập thể cán bộ, nhân viên đặc biệt là các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp đã đưa Thái Tân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách dần hoàn thành các kế hoạch đặt ra. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Thái Tân chuyển từ lĩnh vực vận tải sang lĩnh vực thương mại, Công ty ngày càng có nhiều thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, thay đổi về hạng mục sản phẩm cung cấp ra thị trường ngày càng đa dạng, các hình thức thương mại được phong phú hóa vì vậy hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng trưởng rõ rệt, thương hiệu Thái Tân dần được khẳng định không chỉ đối với các khách hàng trong nước mà đối với các đối tác nước ngoài. Kết quả này do nhiều yếu tố tạo nên trong đó có một yếu tố giữ vai trò quyết định, đó chính là nhân tố con người. Để duy trì và phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực ổn định, có sự cam kết gắn bó cao với doanh nghiệp, có chất lượng, độ phù hợp đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty ở hiện tại và các mục tiêu tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế khiến Thái Tân vẫn còn nhiều khó khăn để đạt được thành công như kỳ vọng: Nhận thức chưa đầy đủ của nhiều cán bộ quản lý (CBQL), nhân viên về vai trò then chốt của nguồn nhân lực nhân sự và cam kết gắn bó của người lao động đối với sự thành công của doanh nghiệp. Việc áp dụng các giải pháp, các hình thức để tăng cường sự hài lòng của nhân viên với tổ chức, nâng cao hiệu quả công việc của người lao động từ đó tăng cường cam kết gắn bó của người lao động với doanh nghiệp chưa được chú trọng thường xuyên. Cùng lúc phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có đủ năng lực, trình độ và tình trạng nguồn nhân lực không ổn định cộng sự cạnh tranh nguồn lực của các doanh nghiệp trên thị trường đã khiến Thái Tân gặp nhiều khó khăn đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do mất khá nhiều chi phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới thay thế nhân sự dời bỏ tổ chức. Do vậy, có những giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc hấp dẫn nhằm giữ chân người lao động là một hướng được Thái Tân xác định cần phải chú trọng. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã trở thành một công cụ hữu dụng được các nhà nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp chú ý trong những năm gần đây và được đưa vào làm “đòn bẩy” gia tăng sự gắn kết của người lao động với tổ chức. Văn hóa do doanh nghiệp tạo dựng nên có ảnh hưởng trực tiếp, tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực đồng thời đến sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp mà ở đó các nhân tố: sự cam kết gắn bó, sự thỏa mãn trong công việc, động lực và hiệu quả làm việc cũng như sự bền vững ổn định của nguồn nhân lực được thể hiện rõ. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân, VHDN có ảnh hưởng trực tiếp, tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực đồng thời đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Từ vai trò của VHDN, các nhân tố cấu thành VHDN tác động tới cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động, tác giả lựa chọn “Giải pháp tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện mang ý nghĩa lý luận và thực tế thiết thực. b) Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm thực hiện nhằm mục đích: - Đánh giá thực trạng của văn hóa doanh nghiệp và mức độ tác động của một số nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân - Đề xuất các giải pháp tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. c) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Tác động của các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 2 năm từ năm 2019 đến năm 2020, thông qua việc thực hiện khảo sát lấy ý kiến từ các CBNV đang làm việc có ký Hợp đồng lao động chính thức với Công ty. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 3/2019 đến hết tháng 10/2020. Bên cạnh đó là các số liệu từ kết quả, báo cáo nhân sự của Công ty trong khoảng thời gian từ 2018 - 2020. d) Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu áp dụng các phương pháp: - Phương pháp tổng hợp - là phương pháp liên kết, sắp xếp các tài liệu thông tin đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc theo chủ đề của luận văn; - Phương pháp phân tích - là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện, nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp định lượng để đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tác động đến mức độ cam kết gắn bó của người lao động thông qua: - Thiết kế bảng hỏi: Nội dung bảng câu hỏi gồm 2 phần chính. + Phần 1: Những thông tin cơ bản của CBNV. + Phần 2: Những câu hỏi liên quan đến các yếu tố cấu thành VHDN có tác động, ảnh hưởng đến mức độ cam kết gắn bó của người lao động trong doanh nghiệp. - Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để phân tích, sau đó đưa ra kết luận. e) Đóng góp của luận văn Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp cho Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân. Với việc tăng cường cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động sẽ là cơ sở, nền tảng để tăng cường các yếu tố nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh từ nội lực, luôn sẵn sàng đối mặt và hạn chế tối đa sự canh tranh nguồn lực với các tổ chức, doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Cam kết gắn bó với tổ chức từ phía người lao động là chìa khóa tạo nên sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn nguồn nhân lực ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan bên ngoài như hiện nay. Với những nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm các giải pháp để các doanh nghiệp có thể tham khảo, áp dụng tại các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
URI: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1595
Appears in Collections:Luận Văn Kinh Tế

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN_ NGUYỄN THỊ LÝ 2023_ Updated.pdf
  Restricted Access
1.81 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.