Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1759
Title: Tăng cường hoạt động của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
Authors: Nguyễn Văn, Thanh
Dương Thị Thu, Hiền
Keywords: Thanh tra
tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn hiện nay
Quản lý kinh tế
Kinh tế
Issue Date: 2024
Publisher: ĐH Công nghệ GTVT
Abstract: Nội dung tóm tắt a) Tính cấp thiết của đề tài: Công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, bao gồm quản lý nhà nước về kinh tế. Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý kinh tế nói riêng; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bao gồm quản lý nhà nước về kinh tế. Cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo. Để làm được điều đó cần phải đánh giá được một cách trung thực tình hình thực tiễn của công tác thanh tra nhà nước cấp tỉnh trong thời gian vừa qua, cũng như những vấn đề vướng mắc đang đặt ra về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước cấp tỉnh hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nhà nước cấp tỉnh trong thời gian tới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn vận dụng lý luận vào thực tiễn góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc. b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, luận văn chủ yếu tập trung vào làm rõ thực trạng và tìm ra một số giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.vii Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc; quy định pháp luật về Thanh tra và thực tiễn trong hoạt động Thanh tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2019-2022. c) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và phương pháp thu thập, kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. d) Các kết quả nghiên cứu: Chương 1 tác giả trình bày một cách khái quát về các khái niệm, các cơ sở lý luận về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ngành thanh tra nói chung, Thanh tra tỉnh nói riêng. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một số đặc điểm, nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh. Trong chương 2 tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2019-2022. Trên cơ sở đó đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động thanh tra của tỉnh trong thời gian trên làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Chương 3 trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới và những phân tích, đánh giá về những hạn chế trong công tác thanh tra của tỉnh trong giai đoạn 2019-2022, tác giả đã đưa ra một nhóm các giải pháp có cơ sở lý luận và khoa học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra của tỉnh trong những năm tiếp theo. Cuối cùng tác giả cũng nêu một số kiến nghị của bản thân nhằm thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra cho đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tiếp theo. Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh Tác giả Dương Thị Thu Hiềnviii
Description: Nội dung tóm tắt a) Tính cấp thiết của đề tài: Công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, bao gồm quản lý nhà nước về kinh tế. Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý kinh tế nói riêng; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bao gồm quản lý nhà nước về kinh tế. Cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo. Để làm được điều đó cần phải đánh giá được một cách trung thực tình hình thực tiễn của công tác thanh tra nhà nước cấp tỉnh trong thời gian vừa qua, cũng như những vấn đề vướng mắc đang đặt ra về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước cấp tỉnh hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nhà nước cấp tỉnh trong thời gian tới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn vận dụng lý luận vào thực tiễn góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc. b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, luận văn chủ yếu tập trung vào làm rõ thực trạng và tìm ra một số giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.vii Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc; quy định pháp luật về Thanh tra và thực tiễn trong hoạt động Thanh tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2019-2022. c) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và phương pháp thu thập, kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. d) Các kết quả nghiên cứu: Chương 1 tác giả trình bày một cách khái quát về các khái niệm, các cơ sở lý luận về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ngành thanh tra nói chung, Thanh tra tỉnh nói riêng. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một số đặc điểm, nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh. Trong chương 2 tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2019-2022. Trên cơ sở đó đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động thanh tra của tỉnh trong thời gian trên làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Chương 3 trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh tra của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới và những phân tích, đánh giá về những hạn chế trong công tác thanh tra của tỉnh trong giai đoạn 2019-2022, tác giả đã đưa ra một nhóm các giải pháp có cơ sở lý luận và khoa học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra của tỉnh trong những năm tiếp theo. Cuối cùng tác giả cũng nêu một số kiến nghị của bản thân nhằm thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra cho đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tiếp theo. Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh Tác giả Dương Thị Thu Hiền
URI: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1759
Appears in Collections:Luận Văn Kinh Tế

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV. Dương Thị Thu Hiền.pdf
  Restricted Access
1.47 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.