Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1761
Nhan đề: | Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc |
Tác giả: | Nguyễn Việt, Thắng Phạm Đức, Thăng |
Từ khoá: | nhà nước giải quyết khiếu nại hành chính Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý kinh tế Kinh tế |
Năm xuất bản: | 2023 |
Nhà xuất bản: | ĐH Công nghệ GTVT |
Tóm tắt: | Nội dung tóm tắt. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính là những hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm soát việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính của các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành, tác động đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết khiếu nại hành chính nhằm bảo đảm pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả. Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính hiệu quả góp phần phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là biện pháp góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân; đồng thời là phương thức góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, ổn định tình hình chính trị – xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thực tiễn những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật, như: Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật Thanh tra, Luật Tố tụng hành chính… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cùng với việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta còn thiết lập và kiện toàn các cơ quan có chức năng QLNN về giải quyết khiếu nại hành chính; các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc QLNN về khiếu nại hành chính. Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để nâng cao hiệu quả QLNN, đồng thời để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính tại Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số bất cập như: nhận thức chung về quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính chưa được đề cao; công tác chỉ đạo, xác minh giải quyết một số vụ việc khiếu nại hành chính chưa dứt điểm; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại hiệu quả chưa cao; công tác xây dựng lực lượng, tập huấnviii nghiệp vụ, tổng hợp thông tin báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về giải quyết khiếu nại hành chính còn hình thức; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính chưa kịp thời, …Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc” để làm đề tài luận văn. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết khiếu nại hành chính, luận văn chủ yếu tập trung vào làm rõ thực trạng và tìm ra một số giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc; quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc và thực tiễn trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2020-2022. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và phương pháp thu thập, kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. Các kết quả nghiên cứu: Chương 1 tác giả trình bày một cách khái quát về các khái niệm, các cơ sở lý luận về khiếu nại hành chính, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một số đặc điểm, nội dung cơ bản của hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc. Trong chương 2 tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2020-2022. Trên cơ sở đó đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian trên làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Chương 3 trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới và những phân tích,ix đánh giá về những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2020-2022, tác giả đã đưa ra một nhóm các giải pháp có cơ sở lý luận và khoa học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Cuối cùng tác giả cũng nêu một số kiến nghị của bản thân nhằm thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính cho đội ngũ cán bộ Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tiếp theo. Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Việt Thắng Tác giả Phạm Đức Thăng |
Mô tả: | Nội dung tóm tắt. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính là những hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm soát việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính của các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành, tác động đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết khiếu nại hành chính nhằm bảo đảm pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả. Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính hiệu quả góp phần phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là biện pháp góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân; đồng thời là phương thức góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, ổn định tình hình chính trị – xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thực tiễn những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật, như: Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Luật Thanh tra, Luật Tố tụng hành chính… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cùng với việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta còn thiết lập và kiện toàn các cơ quan có chức năng QLNN về giải quyết khiếu nại hành chính; các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc QLNN về khiếu nại hành chính. Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để nâng cao hiệu quả QLNN, đồng thời để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính tại Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số bất cập như: nhận thức chung về quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính chưa được đề cao; công tác chỉ đạo, xác minh giải quyết một số vụ việc khiếu nại hành chính chưa dứt điểm; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại hiệu quả chưa cao; công tác xây dựng lực lượng, tập huấnviii nghiệp vụ, tổng hợp thông tin báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về giải quyết khiếu nại hành chính còn hình thức; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính chưa kịp thời, …Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc” để làm đề tài luận văn. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết khiếu nại hành chính, luận văn chủ yếu tập trung vào làm rõ thực trạng và tìm ra một số giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc; quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc và thực tiễn trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2020-2022. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và phương pháp thu thập, kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. Các kết quả nghiên cứu: Chương 1 tác giả trình bày một cách khái quát về các khái niệm, các cơ sở lý luận về khiếu nại hành chính, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một số đặc điểm, nội dung cơ bản của hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc. Trong chương 2 tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2020-2022. Trên cơ sở đó đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian trên làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Chương 3 trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới và những phân tích,ix đánh giá về những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2020-2022, tác giả đã đưa ra một nhóm các giải pháp có cơ sở lý luận và khoa học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Cuối cùng tác giả cũng nêu một số kiến nghị của bản thân nhằm thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính cho đội ngũ cán bộ Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tiếp theo. Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Việt Thắng Tác giả Phạm Đức Thăng |
Định danh: | http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1761 |
Bộ sưu tập: | Luận Văn Kinh Tế |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
LV. Phạm Đức Thăng.pdf Giới hạn truy cập | 852.29 kB | Adobe PDF | Xem/Tải về Yêu cầu tài liệu |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.