Please use this identifier to cite or link to this item:
http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1773
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Lý Huy, Tuấn | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Quốc, Bảo | - |
dc.date.accessioned | 2024-06-06T09:03:46Z | - |
dc.date.available | 2024-06-06T09:03:46Z | - |
dc.date.issued | 2024 | - |
dc.identifier.uri | http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1773 | - |
dc.description | Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có), luận văn được kết cấu gồm ba chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững dự án đầu tư xây dựng. - Chương 2. Thực trạng phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội những năm qua - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. | vi |
dc.description.abstract | TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội” Học viên: Nguyễn Quốc Bảo Lớp: K7CH1QK11 Khóa: 7.1 (2021-2023) Người hướng dẫn: TS. Lý Huy Tuấn Từ khóa (Keyword): Phát triển bền vững, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Quận Bắc Từ Liêm, phát triển các dự án, dự án đầu tư xây dựng. Nội dung tóm tắt: a) Tính cấp thiết của đề tài: Phát triển bền vững là một khái niệm nhằm xây dựng sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ dựa vào điều kiện, đặc thù riêng để hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phù hợp với điều kiện quốc gia đó. Phát triển bền vững xây dựng cơ bản cũng không ngoài mục tiêu này. Ngành xây dựng nói chung, xây dựng cơ bản nói riêng đang và luôn luôn tạo ra cơ sở vật chất để phát triển quốc gia, phát triển đô thị, nông thôn. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể thực hiện được nếu xây dựng không khởi sắc, phát triển bền vững. Trong nhiều thập kỷ qua, đất nước đã chuyển mình, đổi mới, hội nhập, phát triển…và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã “thay da, đổi thịt” rất nhiều. Tuy nhiên, để Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp, theo hướng hiện đại, còn phải đổi mới hơn nữa, hội nhập trọn vẹn và tất cả các ngành, trong đó ngành xây dựng phải có bước đột phá, theo hướng bền vững, đó là đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại mà không ảnh hưởng, gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều thế hệ sau. Xây dựng cơ bản đã đạt được thành tựu đáng kể; đất nước, thành phố đã thay đổi diện mạo; vai trò của ngành được nâng cao nhưng chưa theo hướng phát2 triển bền vững. Quận Bắc Từ Liêm là một trong những quận năng động và phát triển hàng đầu của Thành phố Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, Bắc Từ Liêm đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp và khu đô thị mới, thu hút lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng GDP của quận, góp phần nâng cao đời sống người dân và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Về xã hội, Bắc Từ Liêm đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong giáo dục và y tế. Số lượng trường học và bệnh viện được xây dựng và nâng cấp đạt mức cao, đáp ứng nhu cầu của người dân trong quận. Các chương trình xã hội như hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được triển khai hiệu quả, góp phần giảm nghèo và cải thiện đời sống xã hội. Môi trường ở Bắc Từ Liêm cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt, với các biện pháp quản lý chất thải, xử lý nước thải và không khí được tăng cường. Việc phát triển các khu vực xanh, công viên và hệ thống cây xanh đô thị được coi trọng nhằm cải thiện chất lượng không khí và tạo không gian sống trong lành cho cư dân. Nhận thức được vấn đề đó, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trong những năm qua luôn chú trọng đến phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục đích phát triển hiện tại mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Tuy có rất nhiều cố gắng song công tác phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Tuy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và nghiên cứu phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình. Đó là sự cần thiết nghiên cứu;3 có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trong thời gian tới. b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đính nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. - Phân tích, đánh giá thực trạng các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trong giai đoạn 2018 -2022, qua đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân của nhược điểm, hạn chế. - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: +Về không gian là tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. + Về thời gian: tình hình số liệu từ năm 2018-2022, đề xuất giải pháp hoàn thiện đến năm 2030. c) Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp - là phương pháp tập hợp, liên kết, sắp xếp các tài liệu thông tin đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề của luận văn; Phương pháp phân tích - là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.4 Phương pháp điều tra, khảo sát: thiết kế, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát dân cư xung quanh các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội khi điều kiện cho phép. Phương pháp cho điểm có trọng số để xây dựng bộ tiêu chí, áp dụng các tiêu chí để đánh giá tính bền vững của các dự án đầu tư xây dựng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp truyền thống khác như phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp chuyên gia… d) Các kết quả nghiên cứu Quận Bắc Từ Liêm, một trong số những quận đang phát triển nhanh nhất tại Thành phố Hà Nội, đang gặp một số thách thức trong việc đảm bảo phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Phát triển bền vững là một chức năng tồn tại giữa việc đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội với việc bảo vệ và giữ cho môi trường sống luôn an toàn và đẹp mắt. Trong bối cảnh đó, Quận Bắc Từ Liêm cần phải tập trung vào việc đầu tư vào các dự án xây dựng cơ bản một cách bền vững, đồng thời đảm bảo việc giao thông và các hoạt động xã hội khác diễn ra trơn tru, bền vững và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nghiên cứu tập trung vào 3 nội dung chính bao gồm: (1) Thực trạng sự phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội về kinh tế; (2) Thực trạng sự phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội về môi trường và (3). Thực trạng sự phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm về văn hóa – xã hội. Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo là một trong số những bước đầu tiên để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho Quận Bắc Từ Liêm. Việc sử dụng các loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và năng lượng thủy điện có thể giúp giảm sức lao động và giảm chi phí để hoạt động các dự án xây dựng cơ bản. Các loại năng lượng này cũng có thể giúp giảm số lượng khí carbon được phát thải và giảm tác động đến biến đổi khí hậu. Kết hợp đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, Quận Bắc Từ Liêm cũng nên tập trung vào việc xây dựng các hạ tầng giao thông bền vững. Việc xây dựng các đoạn đường giao thông và hệ thống đảm bảo giao thông an toàn và hiệu5 quả sẽ giúp giảm lưu lượng giao thông trên các đoạn đường chính, giảm thời gian đuối đua, và hạn chế tác động tới môi trường. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy việc xây dựng và duy trì sự bền vững trong các dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng về cả khía cạnh kinh tế và môi trường. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, và cộng đồng dân cư. Việc tập trung vào việc xây dựng một chiến lược phát triển bền vững, chúng ta có thể đạt được một số mục tiêu quan trọng như tăng cường cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, và bảo vệ môi trường sống. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự tham gia tích cực của cộng đồng vào quá trình phát triển. Việc tạo điều kiện để cộng đồng tham gia, đưa ra ý kiến và phản hồi về các dự án đầu tư sẽ giúp định hình môi trường sống tốt hơn và tạo ra sự đồng thuận rộng rãi đối với những quyết định quan trọng. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ tiên tiến và các phương pháp xây dựng thông minh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất các dự án, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, và tiết kiệm tài nguyên. Tuy vậy, để đạt được sự phát triển bền vững, việc quản lý và giám sát chặt chẽ là không thể thiếu. Các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ, kiểm soát hiệu quả và thực hiện các biện pháp đảm bảo sự tuân thủ và thực hiện đúng đắn các quy định liên quan đến môi trường và an toàn công trình. Người hướng dẫn khoa học (Ký, ghi rõ họ tên, học hàm, học vị) Tác giả (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Lý Huy Tuấn Nguyễn Quốc Bảo | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................. 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 5. Kết cấu luận văn........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..................................................................................... 5 1.1. Khái niệm và sự cần thiết về phát triển bền vững dự án đầu tư xây dựng... 5 1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 5 1.1.2. Sự cần thiết phát triển bền vững ..................................................... 6 1.1.3. Sự cần thiết về phát triển bền vững dự án đầu tư xây dựng ........... 8 1.2. Các học thuyết phát triển bền vững ..................................................... 10 1.3. Nội dung phát triển bền vững trong xây dựng cơ bản ......................... 13 1.3.1. Phát triển bền vững nâu................................................................. 13 1.3.2. Phát triển bền vững xanh............................................................... 14 1.3.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kinh tế, xã hội và môi trường................................................ 17 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản................................................................................................. 18 1.4.1. Yếu tố bên ngoài/khách quan........................................................ 18iv 1.4.2. Yếu tố bên trong/chủ quan............................................................ 22 1.5. Kinh nghiệm về phát triển bền vững dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại một số quận, huyện khác............................................................................. 24 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững xây dựng cơ bản của một số quận, huyện trong nước........................................................................... 24 1.5.2. Bài học kinh nghiệm ..................................................................... 28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI... 31 2.1. Tổng quan về Quận Bắc Từ Liêm........................................................ 31 2.1.1. Giới thiệu chung về Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ......................... 31 2.1.2. Một số đặc điểm có tính ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội .................................................................... 33 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ đơn vị thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại quận Bắc Từ Liêm:.......................................... 36 2.2.1. Quá trình hình thành Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: ................................................................................................................. 36 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: ...................................................... 36 2.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Ban quản lý dự án ............................... 40 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội......... 45 2.2.1. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội về thời gian và tiến độ:................ 45 2.2.2. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội về kinh tế:.................................... 49 2.2.3. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội về môi trường:............................. 56v 2.2.3. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án về văn hóa – xã hội ................................................................... 65 2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 74 2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 74 2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ............................................... 77 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 81 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI.............................................................................................. 82 3.1. Định hướng phát triển của Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội...................... 82 3.2. Phương hướng phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội- cơ hội, thách thức.................................... 84 3.3. Giải pháp hoàn thiện phát triển bền vững các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2030 ....................................................................................... 89 3.3.1. Bền vững của dự án đầu tư xây dựng ........................................... 89 3.3.2. Bền vững về kinh tế ...................................................................... 91 3.3.3. Bền vững về xã hội ....................................................................... 94 3.3.4. Bền vững về môi trường ............................................................... 96 3.3.5. Bền vững về các mặt khác: công nghệ, kinh tế số, chia sẻ…....... 99 3.3.6. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển bền vững.................. 101 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 104 1. Kết luận ................................................................................................. 104 2. Kiến nghị............................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 PHỤ LỤC..................................................................................................... 112 | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | ĐH Công nghệ GTVT | vi |
dc.subject | Hà Nội | vi |
dc.subject | quận Bắc Từ Liêm | vi |
dc.subject | dự án đầu tư xây dựng cơ bản | vi |
dc.subject | phát triển bền vững | vi |
dc.title | Nghiên cứu phát triển bền vững đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận Văn Kinh Tế |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2. LV. NguyenQuocBao.pdf Restricted Access | 1.5 MB | Adobe PDF | View/Open Request a copy | |
4. TYTV.NguyenQuocBao.pdf Restricted Access | 271.2 kB | Adobe PDF | View/Open Request a copy |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.