Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1818
Nhan đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: TS. Phan Thùy, Dương
Nguyễn Thùy, Linh
Từ khoá: Công chức
Cấp xã
tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý kinh tế
Kinh tế
Chất lượng
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: ĐHCNGTVT
Tóm tắt: Nội dung tóm tắt: a) Tính cấp thiết của đề tài: Cấp xã luôn có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính quyền của nước ta. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ công chức cấp xã có một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, chất lượng hoạt động của công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây, vai trò trách nhiệm và tổ chức thực thi công vụ của một bộ phận công chức cấp xã chưa ngang tầm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất lượng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn thạc sĩ của mình. b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã luận văn chủ yếu tập trung vào làm rõ thực trạng và tìm ra một số giải pháp, đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.vi Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2023. c) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp thu thập, kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. d) Các kết quả nghiên cứu: Chương 1 tác giả trình bày đầy đủ, rõ ràng về các khái niệm, các cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một số nội dung cơ bản của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã trong các cơ quan hành chính Nhà nước, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã. Trong chương 2 tác giả đã trình bày về thực trạng chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; thực trạng việc nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã, đánh giá chung chỉ ra những kết quả đã đạt được, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3 tác giả đưa ra quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, mục tiêu phát triển đội ngũ Công chức cấp xã cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2025-2030; đồng thời tác giả đề xuất 05 giải pháp hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cuối cùng tác giả cũng nêu một số kiến nghị của bản thân đối với cơ quan quản lý nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã nhằm xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Định danh: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1818
Bộ sưu tập: Luận Văn Kinh Tế

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LV QL KT - Nguyễn Thuỳ Linh.pdf
  Giới hạn truy cập
1.25 MBAdobe PDFXem/Tải về  Yêu cầu tài liệu


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.