Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1832
Nhan đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long
Tác giả: TS. Đinh Quang, Toàn
Bùi Công, Định
Từ khoá: Nguồn nhân lực
Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long
Kinh tế
Quản lý kinh tế
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: ĐHCNGTVT
Tóm tắt: TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài luận văn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long”. Học viên: BÙI CÔNG ĐỊNH Khóa: 5.2 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (QLKT 5.2) Mã ngành: 8.310110. Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Toàn Từ khóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nội dung tóm tắt: a) Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Chất lượng con người hay chất lượng nguồn nhân lực đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ trong đó con người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất. Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với yếu tố con người. Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu sống còn của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao luôn đem lại lợi thế cạnh tranh vững chắc cho doanh nghiệp. Do vậy, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hoạt động cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp; có thể thực hiện thông qua: nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại; nâng cao thể lực thông qua chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động; nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc thông qua các kích thích vật chất và tinh thần, tạo điều kiện về môi trường làm việc để người lao động phát huy hết khả năng, đem hết sức mình2 nhằm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Điều này cũng được Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long (sau đây gọi tắt là Công ty 368) quan tâm trong thời gian qua. Công ty 368 là công ty xây dựng đang trên đà phát triển so với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn khác cùng lĩnh vực vẫn còn khoảng cách khá xa, không những về quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn về chất lượng nguồn nhân lực yếu tố được coi là năng lực cạnh tranh riêng biệt của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, có những biện pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty 368 hiệu quả chưa cao, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long”, là cấp thiết trong quá trình nghiên cứu. b) Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 1/ Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty. - Mục tiêu cụ thể: Đề tài làm rõ 03 mục tiêu nghiên cứu cụ thể: + Hệ thống các lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; + Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, chỉ ra những hạn chế tồn tại cần khắc phục; + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long. 2/ Đối tượng nghiên cứu: - Chủ thể nghiên cứu là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long; - Khách thể nghiên cứu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long;3 3/ Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn được thực hiện trong phạm vi Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long; - Về thời gian: Giai đoạn 2018-2022; và đến năm 2030. c) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dung kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp điều tra khảo sát: Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thực hiện phỏng vấn, điều tra khảo sát đối với cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: + Các Giáo trình về nhân lực, sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã xuất bản, dữ liệu thống kê; + Các báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm, thông tin từ các phòng ban của Công ty trong giai đoạn 2019 - 2023. - Phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu: nhằm so sánh, nhận diện quá trình phát triển và cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích xử lý số liệu như: + Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh; + Phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia rong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. d) Các đóng góp khoa học của đề tài - Về cơ sở lý luận: Luận văn thực hiện hệ thống hóa cơ sở lý luận, dẫn chiếu một số kinh nghiệm thực tế về chất lượng nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trong nước, góp phần làm rõ thêm quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đúc rút những bài học kinh nghiệm để Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, có thể tham khảo, học hỏi; - Về mặt thực tiễn: Áp dụng các cơ sở lý luận, kết hợp với các phương pháp khảo sát, phỏng vấn để phân tích, đánh giá khách quan thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, đánh giá những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty.4 e) Các kết quả nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; - Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long giai đoạn 2019 - 2023; - Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long đến năm 2030./. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC (Ký, ghi rõ họ tên, học hàm, học vị) TS. Đinh Quang Toàn TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên) Bùi Công Định
Định danh: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1832
Bộ sưu tập: Luận Văn Kinh Tế

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luận văn - Bùi Công Định.pdf
  Giới hạn truy cập
1.37 MBAdobe PDFXem/Tải về  Yêu cầu tài liệu
Trích yếu luận văn Bùi Công Định.pdf
  Giới hạn truy cập
1.28 MBAdobe PDFXem/Tải về  Yêu cầu tài liệu


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.