Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1842
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Đinh Quang, Toàn-
dc.contributor.authorBùi Công, Định-
dc.date.accessioned2024-10-25T08:46:24Z-
dc.date.available2024-10-25T08:46:24Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.urihttp://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1842-
dc.description.abstractTRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài luận văn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long”. Học viên: BÙI CÔNG ĐỊNH Khóa: 5.2 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (QLKT 5.2) Mã ngành: 8.310110. Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Toàn Từ khóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nội dung tóm tắt: a) Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Chất lượng con người hay chất lượng nguồn nhân lực đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ trong đó con người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất. Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với yếu tố con người. Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu sống còn của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao luôn đem lại lợi thế cạnh tranh vững chắc cho doanh nghiệp. Do vậy, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hoạt động cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp; có thể thực hiện thông qua: nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại; nâng cao thể lực thông qua chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động; nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc thông qua các kích thích vật chất và tinh thần, tạo điều kiện về môi trường làm việc để người lao động phát huy hết khả năng, đem hết sức mình2 nhằm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Điều này cũng được Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long (sau đây gọi tắt là Công ty 368) quan tâm trong thời gian qua. Công ty 368 là công ty xây dựng đang trên đà phát triển so với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn khác cùng lĩnh vực vẫn còn khoảng cách khá xa, không những về quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn về chất lượng nguồn nhân lực yếu tố được coi là năng lực cạnh tranh riêng biệt của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, có những biện pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty 368 hiệu quả chưa cao, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long”, là cấp thiết trong quá trình nghiên cứu. b) Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 1/ Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty. - Mục tiêu cụ thể: Đề tài làm rõ 03 mục tiêu nghiên cứu cụ thể: + Hệ thống các lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; + Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, chỉ ra những hạn chế tồn tại cần khắc phục; + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long. 2/ Đối tượng nghiên cứu: - Chủ thể nghiên cứu là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long; - Khách thể nghiên cứu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long;3 3/ Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn được thực hiện trong phạm vi Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long; - Về thời gian: Giai đoạn 2018-2022; và đến năm 2030. c) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dung kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp điều tra khảo sát: Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thực hiện phỏng vấn, điều tra khảo sát đối với cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: + Các Giáo trình về nhân lực, sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã xuất bản, dữ liệu thống kê; + Các báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm, thông tin từ các phòng ban của Công ty trong giai đoạn 2019 - 2023. - Phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu: nhằm so sánh, nhận diện quá trình phát triển và cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích xử lý số liệu như: + Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh; + Phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia rong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. d) Các đóng góp khoa học của đề tài - Về cơ sở lý luận: Luận văn thực hiện hệ thống hóa cơ sở lý luận, dẫn chiếu một số kinh nghiệm thực tế về chất lượng nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trong nước, góp phần làm rõ thêm quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đúc rút những bài học kinh nghiệm để Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, có thể tham khảo, học hỏi; - Về mặt thực tiễn: Áp dụng các cơ sở lý luận, kết hợp với các phương pháp khảo sát, phỏng vấn để phân tích, đánh giá khách quan thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long, đánh giá những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty.4 e) Các kết quả nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; - Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long giai đoạn 2019 - 2023; - Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long đến năm 2030./. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC (Ký, ghi rõ họ tên, học hàm, học vị) TS. Đinh Quang Toàn TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên) Bùi Công Địnhvi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii MỤC LỤC...........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ..........................................................vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................viii LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ......................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp............................... 4 1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm và phân loại .......................................................................... 7 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực .................................................. 8 1.1.4. Vai trò nguồn nhân lực ....................................................................... 10 1.2. Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................... 12 1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực.................................................................. 12 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực................................ 13 1.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .......................................................................................................................... 18 1.3.1.Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................. 18 1.3.2.Tuyển dụng nhân lực ........................................................................... 19 1.3.3.Quy hoạch và sử dụng nhân lực........... Error! Bookmark not defined. 1.3.4.Chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ .................................................. 20 1.3.5.Tuyên truyền, giáo dục ý thức lao động .............................................. 21 1.3.6.Kiểm tra, giám sát quá trình lao động.................................................. 22 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp................................................................................................... 22 1.4.1.Những yếu tố bên ngoài....................................................................... 22 1.4.2.Những yếu tố bên trong ....................................................................... 25 1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số Công ty và bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long ...................................................................................... 26 1.5.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số công ty.. ................................................................................................................... 26 1.5.1.1. Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng............................. 26 1.5.1.2. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế (ICT) .................................................................................................................... 27iv 1.5.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 36828 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 368 THĂNG LONG .......................................................................................... 31 2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long .......................................................................................................................... 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 368........................... 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Công ty 368 ................. 31 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018-2022 ....................................................................................................................... 34 2.1.4. Tình hình sử dụng lao động của Công ty............................................ 35 2.2. Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long................................. 36 2.2.1. Thực trạng nâng cao thể lực................................................................ 36 2.2.2. Thực trạng nâng cao trí lực................................................................. 41 2.2.3.Nâng cao tâm lực ................................................................................. 42 2.3. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long............................. 47 2.3.1. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực ............................................. 47 2.3.2.Tuyển dụng nhân lực ........................................................................... 49 2.3.3.Quy hoạch và sử dụng nguồn nhân lực................................................ 51 2.3.4.Chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ .................................................. 53 2.3.5.Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức lao động ................................ 54 2.3.6.Công tác kiểm tra, giám sát ................................................................. 55 2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long................................. 56 2.4.1.Những ưu điểm .................................................................................... 56 2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân...................................................................... 57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 59 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 368 THĂNG LONG .......................................................................................... 60 3.1. Chiến lược, định hướng phát triển nguồn nhân lực gắn với mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long .......................................................................................................................... 60 3.1.1. Chiến lược phát triển của Công ty 368 ............................................... 60 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty 368 ............................................. 61 3.1.3. Mục tiêu phát triển của Công ty 368 .................................................. 60v 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Long................................................. 65 3.2.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ............................... 65 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................. 67 3.2.1.2. Nội dung đề xuất giải pháp........................................................... 67 3.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .... 72 3.2.2.1. Tăng cường đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đào tạo NNL ..... 72 3.2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo NNL phù hợp với nhu cầu thực tế ...... 72 3.2.2.3. Cần lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo .................................. 73 3.2.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc và thỏa mãn mong muốn của nhân viên ......................................................... 73 3.2.2.5. Lựa chọn đội ngũ giáo viên và tối ưu hóa chi phí đào tạo........... 74 3.2.2.6. Hoàn thiện quá trình đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực . 74 3.2.3. Hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực theo vị trí việc làm... 75 3.2.3.1. Tổ chức các hoạt động định hướng phát triển nghề nghiệp NNL 75 3.2.3.2. Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động ................................... 76 3.2.3.3. Đào tạo nhân lực nhằm đầu tư phát triển tương lai..................... 76 3.2.4. Nâng cao hiệu quả chế độ chính sách và phúc lợi doanh nghiệp ....... 77 3.2.4.1. Hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý phúc lợi doanh nghiệp .... 78 3.2.4.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong thực hiện phúc lợi doanh nghiệp.......................................... 78 3.2.4.3. Phát huy vai trò tổ chức đại diện người lao động trong doanh nghiệp......................................................................................................... 79 3.2.4.4. Xây dựng chế độ khen thưởng, đãi ngộ phù hợp.......................... 80 3.2.5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ........................................................ 81 3.2.5.1. Xác định rõ ràng mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ... 82 3.2.5.2. Xác định rõ vai trò của lãnh đạo và tạo động lực cho nhân viên 82 3.5.2.3. Lên kế hoạch hành động chi tiết và tự đánh giá, tiến hành cải thiện .................................................................................................................... 83 TIẾU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 85 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 86 1/ Kết luận....................................................................................................... 86 2/ Kiến nghị..................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 3vivi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐHCNGTVTvi
dc.subjectNguồn nhân lựcvi
dc.subjectCông ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Longvi
dc.subjectChất lượngvi
dc.subjectQuản lý kinh tếvi
dc.subjectKinh tếvi
dc.titleNâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại 368 Thăng Longvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận Văn Kinh Tế

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn - Bùi Công Định.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFView/Open Request a copy
Trích yếu luận văn Bùi Công Định.pdf
  Restricted Access
1.28 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.