Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1890
Title: Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại Công ty Cổ phần Đầu tư GreenCoop Việt Nam
Authors: TS.Vũ Thị Hải, Anh
Trần Duy, Hiển
Keywords: kinh tế nông nghiệp
tuần hoàn
Công ty Cổ phần Đầu tư GreenCoop
Việt Nam
Quản lý kinh tế
Issue Date: 2025
Publisher: ĐHCNGTVT
Abstract: Nội dung tóm tắt: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất của đất nước, cả trong quá khứ, hiện tại, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự ổn định và phát triển của đất nước, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ở nước ta nông nghiệp được coi là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, bảo quản sau thu hoạch. Phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp tuần hoàn. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để tối ưu hóa hiệu quả của toàn chuỗi giá trị. Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng là trụ đỡ của nền kinh tế. Sản xuất kinh doanh phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện; tỉ lệ nông sản qua chế biến tăng dần, thị trường tiêu thụ được mở rộng, xuất khẩu tăng nhanh cả về sản lượng, giá trị và tỉ trọng sản phẩm chất lượng cao giúp Việt Nam nước xuất siêu trong nông nghiệp. Tư duy sản xuất kinh doanh nông nghiệp không ngừng đổi mới, dần thích ứng với kinh tế thị trường. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn.x Tính đến tháng 5 năm 2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế trên thế giới, trong đó hàng hóa xuất khẩu có những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu ngày càng cụ thể rõ ràng hơn. Trong khi Việt Nam là nước xuất siêu trong nông nghiệp và hàng hóa nông sản của chúng ta càng phải đảm bảo tiêu chí khắt khe hơn vào các thị trường các nước. Để đáp ứng được điều đó xu thế phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp không những có thể đảm bảo được những tiêu chí đó mà còn giúp tiết kiệm được các nguồn lực và tài nguyên nhờ vào việc vận dụng được các nguyên tắc tuần hoàn trong sản xuất. Trong những năm gần đây thuật ngữ “Kinh tế tuần hoàn” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống. Đây không còn là trào lưu mà là xu thế tất yếu cho một nền kinh tế phát triển bền vững. Đặc biệt trong nông nghiệp thì “Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn - KTNNTH” lại được thể hiện ngày càng rõ nét hơn khi gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người nông dân và người làm nông nghiệp. Đây vừa là tiền đề và là lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế một quốc gia khi tham gia vào sân chơi quốc tế đòi hỏi khắt khe hơn không chỉ về sản phẩm mà còn phải sản xuất bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường và tôn trọng tự nhiên. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau dịch bệnh, đồng thời kết hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sự quan trọng của “Kinh tế tuần hoàn” và “Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn” luôn được đề cao, đặc biệt với các mô hình khởi nghiệp xanh và kinh doanh theo chuỗi giá trị, kinh doanh bền vững. Việc thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới và đang nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế. Để hiện thực hóa điều đó, trong một vài năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta cũng đang ưu tiên hướng tới phát triển KTTH toàn diện trong các ngành nghề. Để khẳng định trong định hướng chiến lược phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hàng năm, kinh tế tuần hoàn là một yếu tố chủ chốt vừa tạo đòn bẩy kinh tế vừa đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước để tạo lợi thế cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút ngoại lực và thúc đẩy nội lực nền kinh tế. Trong đó, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Vai trò của nông nghiệp trong quá khứ, hiện tại, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự ổn định và phát triển của đất nước, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngành nông nghiệp được xác định là trụ cột quan trọng của kinh tế đất nước được sự quan tâm sâu sắc từ Đảng và Chínhxi phủ đã đưa vào nghị quyết TW, Nghị định của Chính phủ về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn. Đặc biệt nội dung về Kinh tế tuần hoàn có được cụ thể hóa trong các quyết định 687/QĐ-TTg Phê duyệt đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Quyết định 150/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2050 và nhiều văn bản liên quan khác. Chính bởi vậy phát triển KTNNTH hoàn là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp không chỉ tại nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu hiện tại và tương lai trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khách quan do tự nhiên (biến đổi khí hậu, hoang mạc hóa…) đến nguyên nhân chủ quan từ chính việc canh tác nông nghiệp con người (lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu...). Từ thực trạng cấp thiết về việc phát triển kinh tế tuần hoàn ở nước ta nói chung và phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói riêng em có nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đưa ra trong đề tài: “Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại Công ty Cổ phần Đầu tư GreenCoop Việt Nam”.
URI: http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1890
Appears in Collections:Luận Văn Cơ Khí

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV - Trần Duy Hiển - QLKT.pdf
  Restricted Access
9.82 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.