BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 19: Trần Quốc Đạt 69DCDD21

BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 19: Trần Quốc Đạt 69DCDD21

Đề thi số 2 

      
Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của  phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

1. Lợi ích của việc đọc sách mang đến cho bạn

1.1. Giúp mở mang tầm hiểu biết và vốn từ

Mọi thứ bạn đọc mỗi ngày sẽ giúp cho não bộ luôn luôn được “nạp” kiến thức và thông tin. Bạn sẽ không thể lường trước được khi nào bạn sẽ cần đến những kiến thức đó. Vì vậy, đọc sách mỗi ngày giúp bạn được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất có thể để sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức mà bạn phải đối mặt.

Thêm nữa, đây cũng là điều đáng để các bạn cân nhắc về việc tạo cho mình một thói quen đọc sách: khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, hãy nhớ rằng, bạn có thể bị lấy mất mọi thứ như công việc, tiền bạc thậm chí là sức khỏe, nhưng kiến thức mà bạn có được từ sách thì vẫn ở đó, trong đầu bạn và mãi không ai có thể lấy đi.

Việc đọc sách giúp mở rộng vốn từ cũng tương tự như vậy, bạn càng đọc nhiều sách bao nhiêu, thì vốn từ vựng của bạn cũng vì thế mà càng dày lên bấy nhiêu. Và vốn từ vựng cũng là thứ tài sản giống như tri thức, nó là của riêng bạn mà bất kì ai sử dụng phương pháp nào cũng không thể mang vốn từ của bạn đi.

1.2. Cải thiện khả năng ghi nhớ

Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn phải ghi nhớ rất nhiều thứ từ hàng loạt các nhân vật, bối cảnh câu chuyện, diễn biến câu chuyện cũng rất nhiều những tình tiết khác nữa. Việc phải ghi nhớ những gì mình đọc được khiến não bộ phải hoạt động tích cực hơn.

Do đó, nếu bạn có thói quen đọc sách hàng ngày, thì bộ não của bạn sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ một cách đáng kể. Có một sự thật rất đáng ngạc nhiên đó là, khi bạn tạo ra một kí ức mới, não sẽ tạo ra những sự liên kết mới và làm những liên kết cũ mạnh mẽ hơn. Vì vậy mới nói, đọc sách không những giúp bạn tạo ra rất nhiều sự liên kết kí ức mới, mà còn làm những kí ức cũ mạnh mẽ hơn. Nhờ vậy, những người có thói quen đọc sách thường có khả năng ghi nhớ rất tốt.

1.3. Giải trí hiệu quả bằng việc đọc sách

Ngoài những lợi ích trên, đọc sách cũng là một hình thức giải trí vô cùng hiệu quả. Mặc dù hiện nay có rất nhiều những phương tiện và hình thức giải trí hiện đại, song sách vẫn là một hình thức giải trí mà không một hình thức nào có thể thay thế. Dù bạn có phải chịu áp lực trong công việc, trong học tập, trong các mối quan hệ hoặc trong bất kì vấn đề gì khác như thế nào đi chăng nữa, thì tất cả những áp lực đó đều sẽ được thổi bay khi bạn đắm mình trong những trang sách với những câu chuyện hấp dẫn.

Một tiểu thuyết hay với cách viết tuyệt vời có thể mang tâm hồn bạn rời xa những áp lực hiện có và đắm chìm trong thế giới của các nhân vật trên trang sách và dần cảm thấy được thư giãn. Sau đó, khi gấp sách lại, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn để đối mặt với những áp lực hiện tại và dễ dàng giải quyết nó một cách ổn thỏa.

Do đó mới nói, giải trí bằng sách là hình thức giải trí không một hình thức nào có thể thay thế được.

1.4. Làm tăng khả năng tập trung và chú ý

Trong thế giới hiện đại không ngừng vận động, thì sự tập trung và chú ý của mỗi chúng ta bị phân tán và chia thành hàng trăm hướng cho hàng trăm công việc mà chúng ta phải thực hiện mỗi ngày.

Nhưng khi đọc một cuốn sách thì khác, tất cả sự chú ý của bạn sẽ chỉ dành cho câu chuyện đó, phần còn lại của thế giới sẽ bị bạn bỏ ngoài tâm trí khi bạn “phiêu” trong câu chuyện. Bạn sẽ tập trung đến từng nhân vật và từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bạn tập trung đọc sách trong khoảng 15 đến 20 phút trước khi bắt đầu học tập hoặc làm việc, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự tập trung học tập, làm việc của mình vào ngày hôm đó.

Vì vậy, hình thành thói quen đọc sách còn là giúp bản thân cải thiện khả năng tập trung và chú ý.

Với những lợi ích vô cùng to lớn trên, thì dù có nhiều hình thức giải trí hiện đại đến đâu, nhiều công cụ hỗ trợ ghi nhớ như thế nào thì vẫn không thể thay thế được sách cũng như vai trò của sách đối với đời sống con người.

2. Hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả.

2.1. Hãy biết cách chọn sách

Để bắt đầu hình thành cho mình một thói quen đọc sách, thì trước tiên, bạn cần phải chọn được một cuốn sách để có thể bắt đầu thói quen đó. Để việc đọc sách không trở thành một gánh nặng, thì bạn nên tự đặt ra cho mình câu hỏi “Đâu là thể loại sách mà mình yêu thích?”, sau khi hỏi và tìm ra câu trả lời cho chính mình, thì lúc này bạn sẽ bắt đầu lựa chọn sách phù hợp với “gu” của mình. Và dưới đây là một số lưu ý nhỏ dành cho bạn khi chọn lựa một cuốn sách để bắt đầu hành trình chinh phục tri thức nhân loại:

   · Hiểu rõ bản thân thích và phù hợp với thể loại nào sẽ giúp bạn nhanh chóng có được hứng thú với việc đọc sách và sẽ không cảm thấy muốn bỏ cuộc do cuốn sách bạn chọn quá nhàm chán. Không nên chọn một cuốn sách vì nghe ai đó nói nó hay vì cuốn sách đó có thể hay với mọi người nhưng chưa chắc đã hay với bạn.

   · Không nên đánh giá và lựa chọn một cuốn sách chỉ vì bìa và tiêu đề của nó. Bởi vì quyển sách đó có tiêu đề hoặc bìa không vừa mắt bạn nhưng thế giới bên trong cuốn sách có thể làm bạn thích thú thậm chí là mê mẩn và đắm chìm trong đó.

Với những lưu ý trên, vieclam123.vn mong rằng, các bạn sẽ lựa chọn được một cuốn sách phù hợp với bản thân mình nhất để con đường chinh phục tri thức được thuận lợi ngay từ những bước khởi đầu.

2.2. Hãy đặt ra mục tiêu đọc sách

Tiếp theo, trước khi bắt đầu với một cuốn sách, thì bạn cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu đọc sách rõ ràng và cụ thể. Bạn có thể đặt cho mình một mục tiêu là 15 – 20 phút đọc sách mỗi ngày nếu bạn không có quá nhiều thời gian. Hoặc đọc sách 1 – 2 tiếng mỗi ngày nếu bạn có nhiều thời gian rảnh.

Nhưng dù là mỗi ngày đọc sách nhiều hay ít, thì bạn cũng cần đặt cho mình một khoảng thời gian cụ thể, không nên xác định “Rảnh sẽ đọc” vì bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự rảnh. Hơn nữa, đọc sách chỉ có hiệu quả nếu bạn thực sự dành thời gian cho nó.

Từ việc đặt thời gian cố định để đọc sách, lâu dần, đọc sách sẽ giống như một thói quen không thể thiếu trong thời gian biểu của bạn. Và việc “nạp” tri thức vào đầu mỗi ngày trở thành một thói quen sinh hoạt là một điều vô cùng tốt.

2.3. Ghi nhớ những gì mình đọc

Mặc dù bạn rất tập trung đọc sách, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn nhớ toàn bộ những gì mà bạn đã đọc? Việc đọc sách chỉ thực sự có ích khi bạn có thể ghi nhớ và sử dụng những gì mà bạn đọc được. Do đó, khi đọc sách, bạn cần phải thực sự nhớ được những gì mà sách viết, để có thể học hỏi và vận dụng những thứ đó và trong cuộc sống thực tiễn, người ta gọi đó là “dùng sách”.

Để có thể ghi nhớ được hết những gì mà bạn đọc được, bạn có thể sử dụng phương pháp ghi chú. Sau khi gấp cuốn sách lại, bạn ghi lại những luận điểm, những ý chính mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách. Hoặc bạn cũng có thể ghi lại bạn đã học được những gì từ cuốn sách.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ghi chép một lần giúp bạn nhớ lâu gấp ba lần việc đọc. Do đó, vừa đọc vừa ghi chú là cách rất tốt giúp bạn nhớ được nhiều nhất những gì mình học được từ cuốn sách mà mình đọc.

2.4. Cố gắng hiểu được ẩn ý mà tác giả muốn nói đằng sau cuốn sách

Ý nghĩa của một cuốn sách không chỉ nằm trên những con chữ trên trang sách, mà nó còn là những ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách đó. Vì vậy, kho tàng tri thức chỉ thực sự được chinh phục nếu như bạn hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi đằng sau những câu chuyện.

Mỗi cuốn sách đều mang cho mình những bài học về cuộc sống, về đạo đức, về chuẩn mực cuộc sống cũng như rất nhiều những thứ mà chúng ta cần biết để cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, đọc sách để học hỏi, để khám phá thì phải hiểu và khám phá ra được cả những bài học sâu xa, chứ không đơn thuần là những trang sách nhìn được, sờ được.

Nói tóm lại, cuộc đời của mỗi con người có thể đi theo chiều hướng nào là do thái độ của người đó quyết định, nhưng thái độ của con người lại có thể được thay đổi bởi những quyển sách hay, những câu từ đẹp. Hay nói cách khác, cuộc đời của mỗi con người có thể trở nên tốt đẹp nếu như người đó hiểu được lợi ích mà sách mang lại cũng như nắm trong tay những bí quyết đọc sách hiệu quả.

Vì vậy trường Đại học Tân Trào luôn xây dựng Trung tâm Thông tin – Thư viện theo hướng chất lượng để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Với bài viết này, mong rằng có thể góp một phần nào đó vào việc giúp các bạn học sinh, sinh viên trường Đại học Tân Trào hiểu đúng về phương pháp và cách đọc sách hiệu quả từ đó tìm ra định hướng để cuộc đời mình tươi đẹp hơn qua việc chinh phục những trang sách – kho tàng tri thức của nhân loại – bằng những bí quyết đọc sách hiệu quả không thể bỏ qua mà tôi suy tầm vừa chia sẻ tới các bạn.


2.Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc, anh(chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng. Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ”Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.