BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 17: Nguyễn Văn Triệu 69DCDD21
Đề thi số 1
Câu 1.
Sách Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie. Là cuốn sách độc nhất về thể loại self-help , liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất do tờ báo The New York Times vote suốt 10 năm liền. Cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Chúng có tác động làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên toàn cầu.
Đắc Nhân Tâm một cuốn sách hay về nghệ thuật sống.Tôi đã từng được nhiều người nhận xét đây là cuốn sách nên đọc trong đời, cuốn sách gối đầu giường.Tôi cảm thấy từng bài học trong cuốn sách thật sự rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày và tôi có thể áp dụng được nó. Tôi biết lắng nghe cách mọi người nói, cách đối xử với mọi người khác hẳn, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, không còn tuỳ tiện phán xét người khác.
Cuốn sách Đắc Nhân Tâm được tác giả chia làm 4 phần. Mỗi một phần là với những bài học theo những cách riêng. Nội dung phần 1 của cuốn sách Đắc Nhân Tâm sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và các chú ý về việc xử sự với các mối quan hệ như: Đừng nên chỉ trích, oán trách, than phiền; muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong; chỉ trích một ai đó là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để xử sự rộng lượng, vị tha mới là điều khiến chúng ta đáng tự hào; bí mật lớn nhất trong phép cư xử là phải thành thật khen ngợi và biết ơn người khác; cần phải biết khen ngợi , cám ơn các người đối diện một cách chân thành chủ đạo là chiếc đũa thần xây dựng nên tình thân ái , nguồn cổ vũ tinh thần to lớn. Nội dung phần 2 của cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách để tạo cảm tình với người khác. giúp họ mến và tôn trọng bạn hơn đấy là: Thành thật quan tâm đến người đối diện; cách đơn giản mà bạn có thể tạo tuyệt vời tốt đẹp đấy là hãy mỉm cười; để mọi việc luôn suôn sẻ. Hãy luôn ghi nhớ tên của họ mỗi khi giao tiếp hãy gọi họ với cái tên thân thương; để trở nên người giao tiếp khôn khéo bạn nên biết lắng nghe , khuyến khích người xung quanh; thu hút sự chú ý của người đối diện bằng việc đề cập về điều người xung quanh chú ý. Trong tất cả các phần về nội dung sách Đắc Nhân Tâm thì phần 3 được đánh giá là đem tới cho người dùng nhiều bài học nhất. Đó là các bí quyết giúp bạn có khả năng hướng suy nghĩ của người xung quanh giống với suy nghĩ của bạn. Để thực hiện được như vậy, bạn chỉ cần làm đúng theo những nguyên tắc sau: Không tranh luận mà giải pháp tranh luận tốt nhất là đừng để nó xảy ra; tôn trọng bình luận người đối diện; thẳng thắn công nhận sai trái của mình; khôn ngoan khi gặp mặt đối đầu: Cần để người khác cảm nhận thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện; để thu được sự hợp tác cao nhất: hãy để người đối diện tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên; hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác; hãy đồng cảm với mơ ước của người xung quanh; khơi gợi sự cao thượng; mật ngọt trong giao tiếp chủ đạo là việc luôn khởi đầu bằng một thái độ thân thiện; thuyết trình vấn đề một bí quyết sinh động; Khơi gợi tinh thần vượt lên thách thức. Chuyển hóa người đối diện là việc làm cực kỳ khó. Bởi làm thế nào có thể giúp chuyển hóa mà không gây ra tranh chấp hay oán hận. Hãy đọc ngay phần 4 của thông tin cuốn sách Đắc Nhân Tâm đế có câu giải đáp. Phần 4 với những bài học như: Trước thời gian phê bình hãy khen ngợi ; phê bình một bí quyết gián tiếp ; cho người đối diện niềm tự hào: khen ngợi làm người khác sống đủ tư cách với lời khen đó ; mở đường cho người khác sửa chữa tội tình ; tôn vinh người xung quanh ; quan sát nhận sai lạc của bản thân trước thời gian phê bình người xung quanh ; gợi ý thay vì ra lệnh ; giữ thể diện cho người đối diện ; đó là một trong những điều bạn nên chú ý trong các mối quan hệ của mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.
Trong xã hội ngày nay mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp là hai yếu tố không thể tách rời và luôn đi liền với nhau. Việc sinh sống và làm việc trong một cộng đồng chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấn đề giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, ngày nay nó còn là một trong những yếu tố quyết định bạn có phải là một người thành công hay không. Việc giao tiếp tốt đồng nghĩa với bạn có một mạng lưới mối quan hệ rộng và ngược lại. Nhưng không phải ai sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp tốt thậm chí có những người còn rụt rè, thiếu tự tin không có kỹ năng giao tiếp gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống.Từ khi xuất bản sách đến nay đã trải qua khoảng 80 năm tuy cách đối nhân xử thế và các tình huống trong cuộc sống có sự thay đổi biến hóa xong đắc nhân tâm vẫn là cuốn sách dạy kỹ năng giao tiếp được nhiều người lựa chọn và coi là cuốn sách gối đầu của mình.
Không chỉ giới hạn ở việc đưa ra những lời khuyên trong giao tiếp mà đắc nhân tâm còn cung cấp cho bạn những nghệ thuật giúp thu phục lòng người, trong đó phải kể đến những phương thức khiến cho người giao tiếp với bạn cảm thấy yêu quý bạn thông qua sự tinh tế, sự khôn khéo trong quá trình giao tiếp.
Từ xa xưa ông cha ta đã có câu nói trong cuộc đời mỗi con người những người mà chúng ta tiếp xúc đều là do duyên phận mà thành, dù ít hay nhiều xuất hiện trong cuộc đời bạn thì mỗi một người bạn gặp sẽ đều có ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bạn. Dù tốt hay xấu, những người đó đều dạy cho bạn những bài học nhất định, những kinh nghiệm sống vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, đừng lên án, chỉ trích hay than phiền bất kỳ ai. Kể cả họ có làm tổn thương, phản bội hay lợi dụng bạn thì cũng hãy tha thứ cho họ. Bởi vì có thể nhờ bạn mà họ học được cách khoan dung. Đóng một chiếc đinh vào tấm ván rất dễ nhưng khi nhổ chiếc đinh ra làm sao để tấm ván còn nguyên vẹn lại là một điều không tưởng. Vì vậy, đừng chỉ trách, oán trách hay than phiền về bất cứ ai, bất cứ điều gì cả
Không chỉ là cuốn sách dạy bạn kỹ năng về giao tiếp mà đắc nhân tâm còn là tập hợp những truyện ngắn, xoay quanh một nhân vật đang đi tìm con đường để đi tới thành công Là cuốn cẩm nang mang đến cho bạn ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Giống như câu “ cho là nhận, dám thành công”
Đắc Nhân Tâm chính là một nghệ thuật sống của cả đời người. Sách dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, cách thu phục lòng người và sống tử tế. Ý nghĩa lớn nhất chính là tự bản thân mỗi người thành thật với chính mình. Hiểu biết nhiều hơn, biết quan tâm đến người xung quanh, khơi gợi những khả năng từ sâu bên trong.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hoá đọc , anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn ?
Xây dựng văn hóa đọc có mục tiêu chung là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kĩ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, chú trọng phát triển khu vực nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành nên lối sống văn minh, lành mạnh con người, đẩy mạnh xã hội học tập.
Đọc sách có nhiều tác dụng tích cực đối với con người. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, đọc sách giúp bạn giải trí, thư giãn đầu óc. Không những thế, sách là khó tri thức khổng lồ của loài người, khi đọc sách bạn được mở mang hiểu biết, khám phá những chân trời mới của kiến thức, như hiểu biết về những vùng đất xa xôi, những nền văn minh của nhân loại, những công trình khoa học của loài người, quá trình lịch sử của các quốc gia…. Đọc sách, ngoài việc thu thập kiến thức còn để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người. Vì vậy, những tác phẩm văn chương đem đến những tình cảm đẹp, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất cho con người. Vì thế, có thể nói, đọc sách là việc vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta.
Tình trạng không ham đọc sách của người Việt Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu, sáng tạo. Là sản phẩm của một hệ thống giáo dục như thế, người ta khó mà có mà niềm vui trong việc đọc sách, bởi đọc sách là để được tự do thả mình theo các ý tưởng, để tìm hiểu, để tiếp nhận tri thức, nhưng cũng còn là để tranh luận, phản biện với sách. Đọc sách mà bị gò bó, không được khuyến khích nói ra quan điểm của mình, việc đọc ấy không thể đem lại cảm hứng được.
Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách.Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.
Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ?,Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang?Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.
Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất.Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình.Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công.Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.
Thứ tư, Nhờ bạn bè và người thân giới thiệu sách. Hỏi mọi người về quyển sách mà họ cảm thấy có ý nghĩa sâu sắc hoặc được viết một cách thu hút.
• Bạn sẽ khám phá ra vài quyển sách hoặc bài viết trong khi trò chuyện – đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu một quyển sách được đề cập trong lúc trò chuyện thì có thể quyển sách đó rất thú vị.
• Đừng ngại mượn sách. Các mối quan hệ của bạn là một thư viện rộng lớn để mượn những quyển sách phù hợp với bản thân. Khi bắt gặp một quyển sách trên kệ sách của ai đó, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện về quyển sách đó và trao đổi sở thích của bạn. Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, bạn có thể hỏi mượn sách.
• Chọn một quyển sách từ danh sách trên mạng như “Những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20” hoặc “Những quyển sách cổ điển mà mọi người nên đọc”. Loại danh sách này thường là ý kiến chủ quan nhưng sẽ giới thiệu cho bạn những quyển sách hay với đa dạng thể loại. Việc của bạn là chọn quyển sách mình thích.
Thứ năm, Tham gia câu lạc bộ sách. Mặc dù việc tham gia là tình nguyện nhưng câu lạc bộ sách sẽ cho bạn môi trường để hình thành thói quen đọc sách một cách có kỷ luật.
• Sinh hoạt trong câu lạc bộ sẽ làm bạn đọc nhiều hơn và nghiền ngẫm sâu hơn về quyển sách vì có thể trao đổi với bạn bè trong nhóm.
• Tham gia câu lạc bộ sách trên mạng. Đây là một cách chia sẻ suy nghĩ của bạn về sách mà không tốn kém và hoàn toàn thoải mái. Bạn có thể đọc nhiều hoặc ít tùy vào sở thích nhưng bạn vẫn phải đọc ở một mức độ nào đó để theo kịp các thành viên trong nhóm.
• Nếu không tìm được một câu lạc bộ sách thì bạn có thể tự thành lập một câu lạc bộ của chính mình. Trao đổi với bạn bè hoặc người thân nào có thói quen đọc sách. Nếu họ cũng đọc cùng thể loại sách với bạn, chẳng hạn như khoa học viễn tưởng hoặc triết học thì bạn có thể đề nghị họ cùng đọc một quyển sách và thảo luận về nó.
• Lưu ý rằng mặc dù câu lạc bộ sách sẽ cho bạn môi trường để hình thành thói quen đọc sách nhưng có thể bạn sẽ phải đọc quyển sách mà mình không thích nếu mọi người trong nhóm chọn đọc như vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ có những quan điểm mới khi phải đọc quyển sách mà mình không thích.
Thứ sáu ,Tạo thói quen đọc sách. Bạn đọc càng nhiều thì bạn sẽ càng dễ dàng hình thành thói quen.
• Buộc bản thân đọc sách mỗi ngày trong tuần, cho dù bạn chỉ đọc 20 phút mỗi ngày. Khi bạn đã đọc sách mỗi ngày trong tuần thì cam kết đọc sách mỗi ngày trong suốt cả tháng. Tăng dần số trang sách cần đọc mỗi lần.
• Bắt đầu với một lượng nhỏ; đừng làm cho bản thân cảm thấy sợ với mục tiêu to tát ngay khi bắt đầu để bạn không trì hoãn. Hãy đọc thứ gì mà bạn biết có thể dễ dàng hoàn thành và quyết tâm hoàn thành. Hình thành sự tự tin và tăng dần trình độ đọc sang những quyển sách phức tạp hơn.
• Thử ngắt việc đọc thành những phần nhỏ, chẳng hạn như hoàn thành một chương trong mỗi lần đọc hoặc đọc đến đoạn ngắt tiếp theo. Nếu bạn đang đọc câu chuyện ly kỳ thì có thể dừng việc đọc sách khi nhân vật chính đi ngủ vào buổi tối. Hãy cho bản thân đắm chìm vào câu chuyện.
Thứ bảy , Tập trung vào hiện tại. Bạn chỉ tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và những con chữ trên trang sách.
• Ngồi ở nơi nào đó làm bạn thoải mái và không còn vấn vương điều gì trong khi đọc sách. Bỏ qua mọi suy nghĩ ở quá khứ lẫn tương lai và cố gắng không nghĩ đến công việc. Bạn sẽ có thời gian cho những việc khác và vẫn có thể hoàn thành những việc bạn cần nhưng lúc này bạn chỉ đang đọc sách.
• Tắt chuông điện thoại hoặc tắt điện thoại. Nếu cần phải đi đâu đó, bạn có thể hẹn giờ để không cần phải kiếm tra điện thoại.
• Trước khi đọc, hãy hoàn thành những việc có thể làm bạn mất tập trung khi đọc. Chẳng hạn như chăm sóc thú cưng, trả lời email, dọn dẹp thùng rác và sắp xếp mọi thứ. Sắp xếp mọi thứ bên ngoài là một cách giúp bạn sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu.
Thứ tám , Dành khung thời gian riêng cho việc đọc sách. Bạn sẽ không làm gì trong khoảng thời gian đó và chỉ đọc sách. Tạo ra đòn bẩy cho thói quen đọc sách: buộc bản thân phải đọc trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó trong ngày.[1]
• Đọc khi đi xe buýt đến cơ quan, đọc trong bữa ăn, đọc trong phòng tắm, đọc trước khi đi ngủ. Đọc bất kỳ khi nào bạn có 10 phút rảnh rỗi và dần dần bạn sẽ hình thành thói quen đọc sách.
• Đọc số lượng trang nhất định khi bắt đầu ngày mới – chẳng hạn như 10-20 trang mỗi buổi sáng.[2] Đọc sách ngay khi bạn vừa thức dậy hoặc lướt qua các trang sách khi bạn đang thưởng thức cốc cà phê sáng. Hãy để việc đọc sách trở thành việc đầu tiên mà bạn làm trong ngày, trước khi những trăn trở và những rối rắm trong cuộc sống chiếm hết tâm trí của bạn.
• Đọc trước khi đi ngủ. Bạn có thể không muốn tiếp nhận thêm thông tin chuyên môn hoặc phức tạp trước khi đi ngủ nhưng thử để đầu óc thư giãn bằng những câu chuyện trước khi đi vào giấc ngủ. Đây là một cách tuyệt vời để hình thành thói quen đọc sách.
• Cố gắng đọc ít nhất 30 phút mỗi lần. Để bản thân bị cuốn vào những trang sách đến độ mà bạn không còn suy nghĩ đến thứ nào khác. Nếu phải đi đâu đó, bạn có thể hẹn giờ nhưng nên tránh kiểm tra điện thoại.[3] Mục tiêu là đạt được tình trạng đắm chìm trong những trang sách.
Thứ chín , Đọc sách ở nơi yên tĩnh. Chọn đọc sách ở nơi không có người, xe cộ, những thứ làm bạn xao nhãng và tiếng ồn thì bạn sẽ dễ dàng bị cuốn vào nội dung trong sách.
• Đọc sách trong công viên, thư viện hoặc căn phòng yên tĩnh. Bạn cũng có thể đọc ở nhà hoặc ở quán cà phê. Hãy chọn nơi làm bạn quên đi thế giới bên ngoài.
• Tắt tivi và trình duyệt web. Kéo bản thân ra khỏi những thông tin bên ngoài để đắm chìm vào quyển sách mà bạn đang đọc.
• Nếu không thể tìm được nơi yên tĩnh, hãy đeo tai nghe để tránh tiếng ồn bên ngoài.
Xét với việc đọc sách, ngoài những sách đọc đơn thuần để giải trí, người ta phải biết mình cần kiến thức gì, thì sau đó người ta mới nảy sinh nhu cầu tìm đến sách thích hợp để bồi bổ kiến thức đó. Và khi có kiến thức trong tay rồi, người ta đem áp dụng, đưa vào thực hành, xem có hiệu quả với mình không, lâu dần những kiến thức đọc được trong sách và được áp dụng đó trở thành kỹ năng. Và một người trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết sẽ có thể sống tốt hơn, thành công hơn, thỏa mãn hơn trong cuộc sống luôn luôn thay đổi này.