BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2021 MS 03: Nguyễn Văn Chinh
Đề thi số 1
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh(chị ) yêu thích, đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh(chị)
Sách là tri thức là kho tàng văn hóa của nhân loại. Về để đóng góp vào kho tàng nhân loại đó thì Tony buổi sáng đã viết cuốn sách “ Trên đường băng”. Môt cuốn sách hay một cuốn sách mà tôi thích nhất, một cuốn sách thay đổi tư duy thay đổi nhân thức của tôi.
Tôi năm nay 21 tuổi. Từng là một người có lối sống, suy nghĩ tiêu cực. Lúc 17- 18 tuổi cái tuổi hoang mang, tuổi mới lớn, tuổi chập chững bước vào đời vào đai học và xa vòng tay của cha mẹ. Suy nghĩ của tôi sao lúc đó toàn tiều cực. Trong bất cứ việc gì toi toàn suy nghĩ tới mặt tiêu cực trước. Nhiều lúc bản thân rất muốn làm nhưng lại bị những suy nghĩ tiêu cực đó xiềng xích tôi lại. Và cứ như thế tôi chả làm được cái gì cả. Khi bản thân không làm được gì cho chính mình và những người thân xung quanh thì tức khắc sẽ gặp cảm xúc chán nản, lo âu. Rồi các nỗi sợ này nỗi sợ kia lại từ đâu xuất hiền là hình thành nhiều cái mà bây giờ tôi cảm thấy rất thừa và chả sao phải lo lắng cả. Nhưng nó vẫn xuất hiện trong đầu tôi tại thời điềm đó và là cho tôi có cảm nhận rằng mình là một con người vô dụng. 1 thằng nuôi mà tốn cơm tốn gạo. Và cứ như thế tôi chả buồn làm gì nữa. Cuộc sống trôi qua và những tháng ngày vô vị cứ thế trôi qua. Cứ như vậy trôi hết một năm nhất đại học. Và tồi tình cờ tôi được bạn bè giới thiệu và cho mượn cuốn sách “ Trên đường băng” của Tony. Cuốn sách này thật sự đã khia sáng tôi. Sách có nội dung là truyền cảm hứng. Sách nói lại những câu chuyện của tác giả và của nhièu người khác và được tác giả tông hợp lại. Nói về những khó khăn, những bi hài của các nhân vật trong câu truyện đó. Rồi đến những cách giải quyết của chính bản thân họ. “ Trên đường băng” viết và nhắm tới người đọc là các bạn trẻ tuồi. Sách được viết theo trình tự như quá trình của một chuyến bay. Từ chuẩn bị hành trang, đợi máy bay và cuối cùng là bay. Nghe thì cảm thấy khá là bình thường. Nhưng sách mà. Chúng ta phải đọc mới cảm nhận được nội dung của những câu chuyện. Và trong sách có một câu nói mà tôi ấn tượng nhất và tôi nhớ nhất đó là: “ máy bay chỉ bay được, khi bay ngược chiều gió” . đại loại nội dung câu nói này là nếu chúng muốn thành công thì chúng ta bắt buộc phải gặp những khó khăn và vượt qua chúng. Chúng sẽ là động lực là đòn bẩy của chúng ta chứ không phải là những vật cả như cái nhìn nhận trực quan. Và khi viết đến đây cũng là khi cảm xúc lúc tôi đọc được câu nói này. Và tư tưởng của tôi giờ đây là chủ động chấp nhận những khó khăn những thách thức đến với mình. Chứ không còn bị động là vừa làm vừa thanh vãn nữa. Và nhứng việc mà trước đây tôi sợ hãi, lo lắng thì giờ đây tôi vui vì chúng xuất hiện trong cuộc đời tôi để mài giũa tôi.
Tóm lại sách hay sách ý nghĩa rất nhiều. Nhưng cuốn sách này câu nói ấy là tôi thích nhất. Và chúng ta đừng nên lãng phí những cuốn sách vĩ đại của những tác giả vĩ đại nhé.
Câu 2: nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc, anh chỉ có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Bài làm.
Người ta có câu ”Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn”. Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.
Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.
Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.
Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ”Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”
Biện pháp:
Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách. Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.
Thứ hai, từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ? Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang? Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.
Thứ ba,tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để “nghiền” một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó…Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.
Tiếp theo, chúng ta có thể tham gia vào hội đọc sách , nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.
Tôi hi vọng sẽ giúpcác bạn lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người.
Khuyến khích:
-Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể trao đổi với nhau nhiều cuốn sách hơn
-Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sách và đọc sách
-Tuyên truyền về lợi ích đọc sách cho mọi người